Page 163 - Qui định thị trường cơ bản của các nước Bắc Âu và Latvia
P. 163

Dịch vụ phân phối: Ta đồng ý bỏ yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế sau 05 năm kể từ khi

        Hiệp định có hiệu lực, tuy nhiên ta bảo lưu quyền thực hiện quy hoạch hệ thống phân
        phối trên cơ sở không phân biệt đối xử. Ta cũng đồng ý không phân biệt đối xử trong sản
        xuất, nhập khẩu và phân phối rượu, cho phép các doanh nghiệp EU được bảo lưu điều

        kiện hoạt động theo các giấy phép hiện hành và chỉ cần một giấy phép để thực hiện các
        hoạt động nhập khẩu, phân phối, bán buôn và bán lẻ.


        Mua sắm của Chính phủ


        Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính

        phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông
        tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU cũng

        cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này.


        Về diện cam kết, ta cam kết mở cửa mua sắm của các Bộ, ngành trung ương, một số đơn

        vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (đối với các hàng hóa và dịch vụ mua sắm thông thường
        không phục vụ mục tiêu an ninh – quốc phòng), thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
        Minh, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty đường sắt Việt Nam, 34 bệnh viện

        thuộc Bộ Y tế, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và
        một số Viện thuộc trung ương. Về ngưỡng mở cửa thị trường, ta có lộ trình 15 năm để

        mở cửa dần các hoạt động mua sắm.


        Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu
        cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước trong vòng 18 năm kể từ khi

        Hiệp định có hiệu lực.
                                                        163
   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168