Page 28 - Những điều cần biết về thị trường Phần Lan
P. 28

nước Hà Nội; Cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước ở Hải Phòng. Ngoài ra, Phần Lan còn mở rộng sự
        giúp đỡ sang nhiều lĩnh vực khác như lâm nghiệp, phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo, văn hoá,
        năng lượng.
        Trong giai đoạn 2007-2010, định hướng ưu tiên về hợp tác giữa hai nước hướng tới mục tiêu xóa đói
        giảm nghèo và gồm ba lĩnh vực: (i) Phát triển nông thôn tổng hợp bao gồm cả lâm nghiệp, (ii) Cấp thoát
        nước và xử lý chất thải, (iii) Nâng cao năng lực và hỗ trợ cải cách. Tính đến 2010, ODA Phần Lan dành
        cho Việt Nam đạt gần 400 triệu USD. Các dự án do Phần Lan hỗ trợ nói chung đều mang lại hiệu quả
        cao, điển hình là Chương trình Phát triển nông thôn tổng hợp Quảng Trị và Thừa Thiên Huế và Chương
        trình cấp nước tại thành phố Hải Phòng.

        Tại hội nghị CG tháng 12/2011, Phần Lan cam kết hỗ trợ 35,37 triệu USD. Theo kế hoạch, Phần Lan
        cung cấp ODA cho Việt Nam ở mức cao nhất trong khoảng 3 năm (2009-2012), sau đó sẽ giảm dần.
        Trong giai đoạn 2009-2012, Phần Lan tiếp tục hỗ trợ ta trong các lĩnh vực: xóa đói giảm nghèo, lâm
        nghiệp, nước sạch và vệ sinh, khoa học công nghệ (Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam-
        Phần Lan, gọi tắt là IPP). Phần Lan cũng xem xét điều chỉnh định hướng ODA cho phù hợp với nhu cầu
        của Việt Nam, chuyển dần sang các lĩnh vực hợp tác mới như: chính sách lao động và công nghiệp,
        chính sách thương mại, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, năng lượng và
        công nghệ sạch. Ngoài ra, Phần Lan tập trung hỗ trợ hợp tác khu vực sông Mê-kông trong giai đoạn này.
        Ngoài kênh hợp tác song phương, Phần Lan cũng trợ giúp cho Việt Nam thông qua các tổ chức đa
        phương như EC, LHQ; các tổ chức tài chính quốc tế như ADB, WB; các tổ chức phi chính phủ và các
        chương trình hợp tác khu vực của Ủy ban sông Mê-kông, AITCV, ILO…
        Bên cạnh nguồn viện trợ không hoàn lại, Phần Lan cũng cung cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam. Việc
        cấp tín dụng được thực hiện thông qua các hiệp định tín dụng khung ký giữa Bộ Tài chính và các ngân
        hàng Phần Lan. Đến nay, tín dụng ưu đãi của Phần Lan đã được sử dụng cho 14 dự án (02 dự án mua
        trạm biến thế của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Cấp nước Tam Kỳ; Cấp nước Thái Bình; 02 trạm bơm
        nước mưa Hải Phòng; Cầu Rào 2; Điện khí hóa nông thôn; Nâng cấp hệ thống cung cấp và điều khiển
        lưới điện Miniscada; Trang thiết bị bệnh viện đa khoa Thanh Hóa, Cao Bằng, Việt Tiệp Hải Phòng;
        Trang thiết bị Phòng cháy chữa cháy; Ứng dụng điện mặt trời cho khu vực miền núi; Cấp nước Hưng
        Yên,...).

        Do Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, viện trợ không hoàn lại của Phần Lan cho Việt
        Nam đã được điều chỉnh giảm. Mặc dù vẫn coi Việt Nam là đối tác hợp tác phát triển lâu dài, Phần
        Lan đang hướng tới chuyển đổi hình thức hợp tác chỉ dựa vào tài trợ đơn phương sang quan hệ đối
        tác toàn diện cùng có lợi. Năm 2013, Phần Lan công bố Chiến lược hợp tác phát triển giai đoạn 2013-
                                                        28
   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33