Page 10 - Những điều cần biết về thị trường Phần Lan
P. 10
Chính phủ mới được thành lập tháng 12/2019, gồm có Thủ tướng và 18 Bộ trưởng:
• Thủ tướng: Sanna Marin (đảng dân chủ xã hội);
• Bộ trưởng Tài chính: Katri Kilmuni (đảng trung tâm);
• Bộ trưởng Các vấn đề Châu Âu và Chủ quyền: Tytti Tuppurainen (đảng dân chủ xã hội);
• Bộ trưởng Ngoại giao: Pekka Haavisto (đảng liên đoàn xanh);
• Bộ trưởng Hợp tác Phát triển và Ngoại thương: Ville Skinnari (đảng dân chủ xã hội);
• Bộ trưởng Tư pháp: Anna-Maja Henriksson (đảng nhân dân Thụy Điển);
• Bộ trưởng Hợp tác Bắc Âu và Bình đẳng: Thomas Blomqvist (đảng nhân dân Thụy Điển);
• Bộ trưởng Nội vụ: Maria Ohisalo (đảng liên đoàn xanh);
• Bộ trưởng Quốc phòng: Antti Kaikkonen (đảng trung tâm);
• Bộ trưởng Chính phủ địa phương: Sirpa Paatero (đảng dân chủ xã hội);
• Bộ trưởng Giáo dục: Li Andersson (đảng cánh tả);
• Bộ trưởng Khoa học và Văn hóa: Hanna Kosonen (đảng trung tâm);
• Bộ trưởng Nông nghiệp và Lâm Nghiệp: Jari Leppä (đảng trung tâm);
• Bộ trưởng Vận tải và Truyền thông: Timo Harakka (đảng dân chủ xã hội);
• Bộ trưởng Việc làm: Tuula Haatainen Ville Skinnari (đảng dân chủ xã hội);
• Bộ trưởng Kinh tế: Mika Lintilä (đảng trung tâm);
• Bộ trưởng Y tế và các vấn đề xã hội: Aino-Kaisa Pekonen (đảng cánh tả);
• Bộ trưởng Gia đình và các dịch vụ xã hội: Krista Kiuru (đảng dân chủ xã hội);
• Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi khí hậu: Krista Mikkonen (đảng liên đoàn xanh).
Phần Lan được chia làm cơ quan hành chính cấp địa phương. Chính quyền địa phương là một bộ phận
của cơ quan hành pháp của trung ương, không được bầu trực tiếp. Hệ thống này được tạo ra năm 1634
và có thay đổi lớn năm 1997 khi số chính quyền địa phương được giảm từ 12 xuống còn 6. Mỗi chính
quyền địa phương do một thống đốc lãnh đạo, thống đốc này do tổng thống bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị
của chính phủ. Thống đốc có trách nhiệm và quyền hạn trong các lĩnh vực sau:
• Y tế và dịch vụ xã hội;
• Giáo dục và văn hóa;
• Quản lý cảnh sát;
• Cứu hộ;
• Quản lý giao thông;
• Các vấn đề cạnh tranh và tiêu dùng.
10