Page 51 - Những điều cần biết về thị trường Phần Lan
P. 51
Phần Lan là thành viên của EU, do vậy, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, hàng hóa của Việt Nam sẽ
có cơ hội và sức cạnh tranh cao hơn ở thị trường EU nói chung và Phần Lan nói riêng.
Ngoài ra, Phần Lan, do thời tiết lạnh kéo dài, chiếm phần lớn thời gian trong năm, nên có nhu cầu nhập
khẩu nhiều loại nông, thủy sản nhiệt đới, mà đây là thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam. Phần Lan
không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn là một cửa ngõ quan trọng để các sản phẩm nông, thủy sản
Việt Nam xâm nhập vào các nước Bắc Âu khác như Na Uy, Thụy Điển, thậm chí sang cả Nga. Tuy
nhiên, giá trị hàng nông, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Phần Lan hiện còn khá khiêm tốn. Hy
vọng, sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng của Việt
Nam sẽ tăng mạnh.
Một số mặt hàng của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và có tiềm năng tăng
trưởng
5 mặt hàng cụ thể doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh
Dưới đây là 5 mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường Phần Lan. Đây không phải là
những mặt hàng có kim ngạch lớn nhất nhưng là những mặt hàng có thị phần nằm trong 5 nước có thị
phần lớn nhất tại Phần Lan.
Bảng 7: Các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh
Phần Lan NK từ Việt Nam
Phần Lan
Tăng NK từ thế
NK trưởng Thị phần
HS Mặt hàng 2019 tại Phần giới Đối thủ cạnh tranh
2015-
(nghìn 2019 Lan (nghìn
USD) (%) USD)
(%)
6406 Các bộ phận của giày, dép (kể 12.126 18 26,0 46.627 Trung Quốc
cả mũ giày đã hoặc chưa gắn (21,1%), Ấn Độ
đế trừ đế ngoài); miếng lót của (16,1%), Latvia
giày, dép có thể tháo rời, đệm (6,3%), Estonia
gót chân và các sản phẩm (4,1%), Đức (4,1%)
tương tự; ghệt, ống ôm sát
51