Page 22 - Những điều cần biết về thị trường Phần Lan
P. 22

•  Đường thủy (2013): 8.000 km bao gồm hệ thống kênh Saimaa dài 3.577 km và phần phía Tây
               thuê của Nga.
            •  Các cảng chính: Helsinki, Kotka, Naantali, Pori, Porvoo, Raahe, Rauma

        Chính sách đối ngoại và hợp tác phát triển
        Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ quá khứ của lịch sử. Trong nhiều thập kỷ qua, Phần Lan luôn
        theo đuổi đường lối đối ngoại trung lập tích cực; giữ cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, các khối;
        không tham gia các khối quân sự; ủng hộ và thúc đẩy cho các hoạt động vì hoà bình, giải trừ quân bị,
        làm giảm căng thẳng tình hình quốc tế; ủng hộ đối thoại giữa các nước, khu vực. Phần Lan là thành viên
        tích cực của EU, ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng như các nước Bắc Âu, Nga và các nước ở
        vùng biển Ban-tích.
        Phần Lan đã thông qua hiệp ước Lisbon. Hiện nay, Phần Lan đang tham gia vào chương trình Đối tác
        vì Hoà bình (Partnership for Peace) với NATO và vẫn để ngỏ cửa cho việc tham gia NATO (tuy nhiên
        phần lớn dân Phần Lan muốn tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại trung lập). Chính phủ Phần Lan
        cũng chú trọng phát triển quan hệ với châu Á, nhất là với các nền kinh tế đang nổi lên để tạo điều kiện
        cho các doanh nghiệp Phần Lan thâm nhập thị trường, phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh. Phần Lan
        trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 1950; Liên Hợp Quốc và Hội đồng
        Bắc Âu năm 1955; Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) năm 1969; liên kết với Khối mậu
        dịch tự do châu Âu (EFTA) năm 1961 và trở thành thành viên đầy đủ năm 1986; ký hiệp định Tự do
        thương mại với Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) năm 1973. Phần Lan gia nhập Liên hiệp châu Âu
        (EU) từ 01/01/1995 và EMU từ 01/01/1999. Ngoài ra, Phần Lan cũng là thành viên của Tổ chức Quỹ
        tiền tệ quốc tế (IMF) và nhiều ngân hàng phát triển trên thế giới như ADB…
        Phần Lan luôn coi trọng chính sách viện trợ và hợp tác phát triển, coi đây là một phần quan trọng trong
        chính sách đối ngoại của mình. Thông qua viện trợ phát triển, Phần Lan mong muốn hỗ trợ các nước
        nghèo cải thiện điều kiện kinh tế xã hội, qua đó tăng cường khả năng thu hút đầu tư và thương mại của
        các nước này (“aid for trade”), hướng tới xoá bỏ tình trạng nghèo đói trên thế giới.












                                                        22
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27