Page 39 - Thị trường rau quả tươi Bắc Âu
P. 39

Ngoài ra, các doanh nghiệp nhập khẩu riêng lẻ, các tập đoàn bán lẻ, và các doanh nghiệp sản xuất có
        thể có những bộ tiêu chuẩn riêng. Các tiêu chuẩn này thường bao gồm việc xử lý sản phẩm từ khi thu
        hoạch đến khi giao đến cho người mua ở Bắc Âu, cũng như qui trình đóng gói, vận chuyển.
        Người xuất khẩu luôn luôn phải kiểm tra với người mua hàng về các yêu cầu liên quan đến chất lượng
        sản phẩm.

        Kiểm dịch thực vật
        Hầu hết các loại rau quả tươi được nhập khẩu vào Bắc Âu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
        do cơ quan bảo vệ thực vật của nước sản xuất cấp, được trình ngay tại cửa khẩu hàng đến đầu tiên tại
        EU. Khi đến cửa khẩu, cơ quan bảo vệ thực vật quốc gia chịu trách nhiệm kiểm tra để đảm bảo lô
        hàng không bị nhiễm các loại côn trùng có hại và phù hợp với các qui định của nước nhập khẩu. Giấy
        chứng nhận kiểm dịch thực vật cho các sản phẩm có nguồn gốc ở các quốc gia khác ngoài nước xuất
        khẩu phải ghi rõ nước xuất xứ.
        Ngoài ra, nếu rau quả tươi là sản phẩm hữu cơ phải tuân thủ các qui định của EU về các sản phẩm hữu
        cơ.
        Các yêu cầu kiểm dịch thực vật áp dụng tại thời điểm lô hàng vào EU. Điều này có nghĩa là các loài
        gây hại có thể đã xâm nhập vào sản phẩm trong quá trình vận chuyển được coi là không tuân thủ và
        sản phẩm không thể vào EU.
        Các yêu cầu về kiểm dịch thực vật xem tại đây.

        Các loại rau quả sau đây bắt buộc phải được kiểm dịch và có giấy chứng nhận trước khi vận chuyển:

            •  Rau ăn lá (cần tây, húng quế);
            •  Trái cây họ cam quýt;
            •  Quất;
            •  Cà tím;
            •  Hồng (kaki);
            •  Táo;
            •  Lê;
            •  Xoài;
            •  Chanh dây;
            •  Mận;

                                                        39
   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44