Page 44 - Thị trường rau quả tươi Bắc Âu
P. 44
Tất cả các loại thực phẩm hữu cơ phải được thông báo trước khi đến biên giới của EU và chịu sự kiểm
soát tại biên giới trước khi được phép nhập khẩu vào EU.
Sản phẩm hữu cơ phải được dãn nhãn đặc biệt.
Ngoài nhãn hữu cơ của EU, các nước Bắc Âu cũng có nhãn hữu cơ riêng.
Ở Thụy Điển, KRAV, một hiệp hội hữu cơ tư nhân với tiêu chuẩn và nhãn hiệu riêng của mình chứng
nhận khoảng 80% sản phẩm hữu cơ trong nước. Các tiêu chuẩn KRAV được điều chỉnh cho phù hợp
với tiêu chuẩn IFOAM, nhưng trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn này còn nghiêm ngặt hơn tiêu
chuẩn của EU.
Đan Mạch có nhãn hữu cơ thuộc sở hữu nhà nước, nhãn Ø đỏ.
Biểu tượng hữu cơ quốc gia chính thức của Na Uy là nhãn Ø do Debio, hiệp hội nông nghiệp hữu cơ
quốc gia của Na Uy cấp. Nhãn Ø của Debio có thể được áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu được
chứng nhận bởi cơ quan được công nhận tại nước xuất xứ, phù hợp với các quy tắc và quy định của
Na Uy.
Tra cứu qui định về sản xuất và dán nhãn thực phẩm hữu cơ tại đây.
Yêu cầu bổ sung
Người mua Bắc Âu thường có những yêu cầu cụ thể, tùy thuộc vào kênh bán hàng và phân khúc sản
phẩm của họ, nhiều khi yêu cầu cao hơn yêu cầu chung của châu Âu. Một số các yêu cầu bổ sung phổ
biến bao gồm:
Yêu cầu bổ sung về an toàn thực phẩm
Người mua Bắc Âu thường quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm. Về qui trình sản xuất và xử lý,
cần quan tâm đến bộ qui tắc Thực hành nông nghiệp tốt (GlobalGAP), bộ tiêu chuẩn tự nguyện để
chứng nhận các qui trình sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp an toàn và có thể truy xuất
nguồn gốc. Ngoài ra, việc thực hiện Hệ thống Quản lý Chất lượng (QMS) cũng cần được quan tâm.
Hệ thống này dựa trên Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn.
Ngoài ra, một số hệ thống quản lý an toàn thực phẩm khác cũng có thể được yêu cầu như Tiêu chuẩn
toàn cầu (BRC), Tiêu chuẩn thực phẩm (IFS), Chương trình thực phẩm chất lượng an toàn (SQF),
FSSC 22000 hoặc các tiêu chuẩn ngành khác.
Yêu cầu bổ sung về bền vững
44