Page 45 - Thị trường rau quả tươi Bắc Âu
P. 45
Trách nhiệm doanh nghiệp và sự phát triển bền vững ngày càng được quan tâm. Việc áp dụng các quy
tắc ứng xử hoặc chính sách phát triển bền vững liên quan đến các tác động môi trường và xã hội sẽ
mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Các tiêu chuẩn chứng nhận như Rainforest Alliance-UTZ cũng trở nên quan trọng. Các tiêu chuẩn
chứng nhận này thường là một phần của chiến lược phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Các sản phẩm được chứng nhận thương mại công bằng cũng đang phát triển ở khu vực Bắc Âu. Tiêu
chuẩn thương mại công bằng phổ biến nhất là Fairtrade. Muốn sản phẩm được chứng nhận thương mại
công bằng, cơ sở chứng nhận được công nhận phải kiểm tra các cơ sở trồng trọt và chế biến. Các cơ sở
chứng nhận được công nhận bao gồm Control Union, Ecocert, Flocert, ProCert và SGS.
Các lưu ý khác khi xâm nhập thị trường
Giá cả
Giá của rau quả tươi rất đa dạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sản phẩm, số lượng, chất lượng, mùa,
khả năng cung cấp, và tình trạng thu hoạch. Nói chung, các nhà nhập khẩu sẽ luôn cập nhật giá cả.
Thông tin về giá cả và xu hướng thị trường thường được cập nhật tại một số trang web:
ITC Market News Service
Fruitnet
Freshfel
EU Market Access Database
CBI Market Information
Giá cả ở khu vực Bắc Âu không theo giá cả thế giới do các vấn đề như lương, vận chuyển, kho bãi,
thuê cửa hàng, tiếp thị và các chi phí khác đều rất cao.
Thông thường sẽ có biên độ lãi hợp lý trong tất cả các kênh thương mại. Biên độ lãi trong ngành rau
quả tươi phụ thuộc rất nhiều vào loại, chất lượng và kênh phân phối, và sản phẩm hữu cơ hay không
hữu cơ.
Các nhà nhập khẩu thường tính biên độ lãi khoảng từ 10-30% giá tính đến cảng. Các nhà bán buôn
thường thêm 15%. Tuy nhiên, biên độ lãi của các nhà bán buôn có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào
loại dịch vụ.
45