Chiến lược “Farm to Fork” (từ nông trại đến bàn ăn)  là trọng tâm của Thoả thuận xanh châu Âu được Liên minh châu Âu đưa ra với mục tiêu tạo ra các hệ thống thực phẩm công bằng, lành mạnh và thân thiện với môi trường.

 

Các hệ thống thực phẩm rất khó phục hồi sau các cuộc khủng hoảng như đại dịch Covid -19 nếu không được xây dựng trên cơ sở bền vững. Tái thiết kế các hệ thống thực phẩm là yêu cầu cấp thiết bởi các hệ thống hiện tại chiếm đến gần một phần ba tổng lượng khí thải nhà kính, tiêu tốn số lượng lớn tài nguyên thiên nhiên, gây mất đa dạng sinh học, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ (bao gồm thiếu và thừa dinh dưỡng), tạo ra sự mất cân bằng giữa sinh kế và lợi nhuận kinh tế cho các bên liên quan, đặc biệt đối với các nhà sản xuất sơ cấp.

 

Việc đưa các hệ thống thực phẩm theo hướng phát triển bền vững sẽ đem đến nhiều cơ hội mới cho các nhà khai thác chuỗi giá trị thực phẩm. Các công nghệ và khám phá khoa học mới kết hợp với việc nâng cao nhận thức và nhu cầu của cộng đồng về thực phẩm bền vững sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan.

 

 

Chiến lược “Từ nông trại đến bàn ăn” giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi theo hướng hệ thống thực phẩm bền vững với các đặc điểm:

 

  • không gây tác động tiêu cực hoặc tác động tích cực tới môi trường.
  • giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu và thích ứng với các tác động của việc biến đổi.
  • đảo ngược sự mất đa dạng sinh học.
  • đảm bảo an ninh lương thực, dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng, đảm bảo rằng mọi người đều được tiếp cận  đầy đủ với với nguồn thực phẩm an toàn, bổ dưỡng và bền vững.
  • duy trì khả năng cung cấp của thực phẩm đồng thời tạo ra lợi nhuận kinh tế cân bằng, thúc đẩy thương mại công bằng và khả năng cạnh tranh của lĩnh vực cung ứng của EU.

Chiến lược đề ra các sáng kiến quy định và không theo quy định, với các chính sách chung về nông nghiệp và thủy sản, là công cụ chính để hỗ trợ một quá trình chuyển đổi hợp lý và công bằng.

 

Một đề xuất khung pháp lý cho các hệ thống lương thực bền vững sẽ được đưa ra để hỗ trợ việc thực hiện chiến lược và phát triển chính sách lương thực bền vững. Tiếp thu những bài học từ đại dịch Covid-19, Ủy ban châu Âu cũng sẽ phát triển một kế hoạch dự phòng để đảm bảo cung cấp thực phẩm và an ninh lương thực. EU sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi toàn cầu sang các hệ thống nông sản bền vững thông qua các chính sách thương mại và các công cụ hợp tác quốc tế.

 

Để kích hoạt và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một hệ thống lương thực công bằng, lành mạnh và thân thiện với môi trường thì các dịch vụ tư vấn, công cụ tài chính, những nghiên cứu và  sáng kiến đổi mới cũng là phương tiện giúp giải quyết căng thẳng, phát triển và thử nghiệm các giải pháp, vượt qua các rào cản và mở ra các cơ hội thị trường mới.

 

MỤC TIÊU CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

 

Chiến lược đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng:

 

  • Đến năm 2030 giảm 50% việc sử dụng và nguy cơ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học và 50% việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nguy hại hơn vào năm 2030;
  • Giảm thất thoát chất dinh dưỡng ít nhất 50% mà vẫn đảm bảo không làm suy giảm độ phì nhiêu của đất. Điều này sẽ làm giảm việc sử dụng phân bón ít nhất 20% vào năm 2030;
  • Giảm 50% doanh số bán thuốc kháng sinh cho động vật nuôi và trong nuôi trồng thủy sản vào năm 2030;
  • Đạt 25% diện tích đất nông nghiệp được canh tác hữu cơ vào năm 2030.

 

Cuối cùng, chiến lược cũng bao gồm mục tiêu cho tất cả các khu vực nông thôn được tiếp cận với băng thông rộng nhanh vào năm 2025, để cho phép đổi mới kỹ thuật số.

Để mở đường cho các giải pháp thay thế và duy trì thu nhập của nông dân, Ủy ban sẽ thực hiện một số bước, bao gồm sửa đổi Chỉ thị sử dụng bền vững thuốc trừ sâu, tăng cường các điều khoản về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và thúc đẩy sử dụng nhiều hơn các cách thay thế an toàn để bảo vệ mùa màng khỏi sâu bệnh. Ủy ban cũng sẽ tạo điều kiện để đưa ra thị trường thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất sinh học và củng cố việc đánh giá rủi ro môi trường của thuốc trừ sâu.

 

SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC BỀN VỮNG

 

Chiến lược “Từ nông trại đến bàn ăn” nhằm mục tiêu giảm thiểu tác động của việc sản xuất sơ cấp đến môi trường và khí hậu nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận kinh tế công bằng cho nông dân, ngư dân và người nuôi trồng thủy sản.

 

Chiến lược đặt ra các mục tiêu bao gồm giảm thiểu tối đa việc sử dụng và rủi ro của thuốc trừ sâu hóa học, hạn chế việc sử dụng phân bón và bán thuốc kháng sinh cũng như tăng diện tích đất nông nghiệp theo phương thức canh tác hữu cơ.

 

Chiến lược cũng sẽ tìm cách cải thiện phúc lợi động vật, bảo vệ sức khỏe thực vật và khuyến khích áp dụng các mô hình kinh doanh xanh mới, nền kinh tế nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn, và chuyển đổi sang sản xuất thủy hải sản bền vững.

 

​​Những hành động dự kiến được thực hiện trong chiến lược “Từ nông trại đến bàn ăn” nhằm đảm bảo sản xuất lương thực bền vững bao gồm:

 

  • Thông qua các khuyến nghị cho từng quốc gia thành viên về chín mục tiêu cụ thể của Chính sách Nông Nghiệp Chung (CAP), trước khi dự thảo kế hoạch chiến lược được chính thức đệ trình;
  • Đề xuất sửa đổi chỉ thị sử dụng thuốc trừ sâu bền vững để giảm đáng kể việc sử dụng, rủi ro và sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu và tăng cường quản lý dịch hại tổng hợp;
  • Sửa đổi các quy định liên quan trong khuôn khổ các sản phẩm bảo vệ thực vật để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra thị trường các sản phẩm bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất sinh học;
  • Đề xuất sửa đổi quy định thống kê thuốc bảo vệ thực vật để khắc phục việc thiếu dữ liệu và củng cố việc hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng;
  • Đánh giá và sửa đổi luật phúc lợi động vật hiện hành, bao gồm cả việc vận chuyển và giết mổ động vật;
  • Đề xuất sửa đổi quy định về phụ gia thức ăn chăn nuôi để giảm tác động đến môi trường của việc chăn nuôi gia súc;
  • Đề xuất sửa đổi quy định mạng dữ liệu kế toán trang trại để chuyển đổi thành mạng dữ liệu trang trại bền vững nhằm đóng góp vào việc áp dụng rộng rãi các biện pháp canh tác bền vững;
  • Làm rõ phạm vi các quy tắc cạnh tranh trong Hiệp ước về vận hành của Liên minh châu Âu (TFEU) liên quan đến tính bền vững trong các hành động tập thể;
  • Các sáng kiến ​​lập pháp nhằm tăng cường sự hợp tác của các nhà sản xuất sơ cấp để hỗ trợ vị trí của họ trong chuỗi thực phẩm và các sáng kiến ​​phi lập pháp nhằm cải thiện tính minh bạch;
  • Sáng kiến ​​canh tác carbon của EU.

 

CHẾ BIẾN, BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ THỰC PHẨM BỀN VỮNG

 

Chiến lược “Từ nông trại đến bàn ăn” sẽ tăng cường tính sẵn sàng và khả năng chi trả các loại thực phẩm lành mạnh và bền vững. Mục tiêu là để giảm sự ảnh hưởng của hệ thống thực phẩm tới môi trường và áp dụng các chế độ ăn uống lành mạnh trở nên dễ dàng hơn.

 

Ủy ban châu Âu sẽ hành động để mở rộng và thúc đẩy các phương pháp sản xuất bền vững và mô hình kinh doanh tuần hoàn trong chế biến và bán lẻ thực phẩm, đặc biệt dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

 

Nhằm phát triển bền vững hoạt động chế biến và phân phối thực phẩm, chiến lược đề ra các hành động như sau:

 

  • Sáng kiến ​cải thiện thể chế quản trị công ty, bao gồm yêu cầu đối với ngành thực phẩm để kết hợp tính bền vững vào trong các chiến lược của công ty;
  • Xây dựng bộ quy tắc và khuôn khổ giám sát của EU cho hoạt động tiếp thị và trách nhiệm trong kinh doanh đối với chuỗi cung ứng thực phẩm;
  • Đưa ra các sáng kiến ​​khuyến khích việc cải cách đối với thực phẩm đã qua chế biến, bao gồm việc thiết lập mức tối đa của một số chất dinh dưỡng nhất định;
  • Thiết lập hồ sơ chất dinh dưỡng để hạn chế việc quảng bá thực phẩm có hàm lượng muối, đường hoặc chất béo cao;
  • Đề xuất sửa đổi luật của EU về chất tiếp xúc với thực phẩm (hay phụ gia thực phẩm gián tiếp) để cải thiện an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe của công dân và giảm tác động tới môi trường;
  • Đề xuất sửa đổi các tiêu chuẩn của EU về tiếp thị sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản để đảm bảo việc tiếp nhận đúng và cung cấp chính xác các sản phẩm bền vững;
  • Tăng cường phối hợp để thực thi các quy tắc thị trường đơn nhất và xử lý gian lận thực phẩm, bao gồm việc củng cố năng lực điều tra của cơ quan chống gian lậnthuộc Ủy ban châu Âu (OLAF).

 

TIÊU THỤ THỰC PHẨM BỀN VỮNG VÀ TẠO ĐIỀU KIỆN CHUYỂN ĐỔI SANG CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH

 

Chiến lược “Từ nông trại đến bàn ăn” nhằm mục đích cải thiện tính sẵn có và giá cả của thực phẩm bền vững cũng như thúc đẩy người tiêu dùng áp dụng các chế độ ăn uống lành mạnh. Các yếu tố chính bao gồm cải thiện thông tin người tiêu dùng, tăng cường mua sắm thực phẩm bền vững và khuyến khích áp dụng các biện pháp tài khóa hỗ trợ tiêu dùng lương thực bền vững.

 

Chiến lược đưa ra các hành động sau:

 

  • Đề xuất về việc bắt buộc ghi nhãn dinh dưỡng phù hợp phía trước bao bì để cho phép người tiêu dùng nhận biết, lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe;
  • Đề xuất yêu cầu chỉ dẫn xuất xứ cho một số sản phẩm nhất định;
  • Xác định các phương thức tốt nhất để thiết lập các tiêu chí bắt buộc tối thiểu đối với mua sắm thực phẩm bền vững, nhằm thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh và bền vững, bao gồm các sản phẩm hữu cơ, trong trường học và các cơ sở công lập;
  • Đề xuất quy định về ghi nhãn thực phẩm bền vững để trao quyền cho người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm bền vững;
  • Rà soát chương trình xúc tiến các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của EU nhằm tăng cường đóng góp vào sản xuất và tiêu dùng bền vững;
  • Rà soát khung pháp lý chương trình trái cây, rau và sữa học đường của EU nhằm tái tập trung chương trình về thực phẩm lành mạnh và bền vững.

 

GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG LƯƠNG THỰC BỊ THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ.

 

Giảm thiểu lãng phí thực phẩm có tác động lớn trong việc giảm các nguồn lực sử dụng để sản xuất thực phẩm. Chống lãng phí thực phẩm đem lại lợi ích cho ba bên: tiết kiệm thực phẩm cho con người; tiết kiệm cho các nhà sản xuất sơ cấp, các công ty và người tiêu dùng, giảm tác động đến môi trường khí hậu của việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm.

 

Uỷ ban châu Âu đã cam kết giảm một nửa lãng phí thực phẩm bình quân đầu người ở cấp độ bán lẻ và tiêu dùng vào năm 2030, giảm thất thoát thực phẩm theo chuỗi cung ứng và sản xuất thực phẩm (mục 12.3 của Mục tiêu phát triển bền vững) bằng việc theo sát kế hoạch hành động, cụ thể:

 

  • Đề xuất các mục tiêu cấp EU về giảm thiểu lãng phí thực phẩm
  • Đề xuất sửa đổi các quy tắc của EU về ghi chú hạn sử dụng (ngày “sử dụng trước” và “tốt nhất trước”).

 

MỞ RỘNG CHIẾN LƯỢC VỚI CÁC ĐỐI TÁC TOÀN CẦU

 

EU cam kết đi đầu trong việc chuyển đổi sang các hệ thống lương thực bền vững, không chỉ trong phạm vi biên giới của mình mà còn cả bên ngoài. Thông qua hợp tác quốc tế, song phương và đa phương, EU sẽ thúc đẩy các hoạt động canh tác và đánh bắt thủy sản bền vững hơn, giảm nạn phá rừng, tăng cường đa dạng sinh học và cải thiện kết quả an ninh lương thực và dinh dưỡng. Ủy ban sẽ kết hợp các ưu tiên Farm-to-Fork này trong hướng dẫn hợp tác với các nước thứ ba trong giai đoạn 2021-2027. Các hiệp định thương mại song phương của EU cũng cung cấp một phương tiện để thúc đẩy các tiêu chuẩn môi trường của EU ở các nước thứ ba, ngoài các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Nhiều hiệp định song phương đã bao gồm các chương về thương mại và phát triển bền vững, thương mại và môi trường. Một số có quy định trong các lĩnh vực như phúc lợi động vật khi giết mổ hoặc sử dụng chất kháng khuẩn.

 

Ủy ban sẽ phát triển các Liên minh xanh về hệ thống lương thực bền vững để ứng phó với những thách thức khác biệt ở các khu vực khác nhau trên thế giới và sẽ theo đuổi một kết quả đầy tham vọng của Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực của Liên hợp quốc năm 2021.

 

Cuối cùng, Ủy ban sẽ đề xuất thiết lập một khuôn khổ pháp lý cho các hệ thống thực phẩm bền vững, kết hợp với việc dán nhãn hoặc các biện pháp khuyến khích khác, có thể góp phần nâng cao các tiêu chuẩn bền vững để trở thành tiêu chuẩn cho tất cả các sản phẩm được đưa vào thị trường EU.

 

Farm to Fork Strategy  https://ec.europa.eu/food/farm2fork_en

 

 

Nhãn năng lượng mới của EU đã có hiệu lực từ ngày 01/03/2021

1 Tháng Ba, 2021Posted in Quy định tiếp cận thị trường (VN)Tin tức, thông báo (VN)Trang chủ (Dọc)

Để giúp người tiêu dùng EU cắt giảm hóa đơn năng lượng và lượng khí thải carbon, Eu đã công bố nhãn năng lượng mới và sẽ được áp dụng tại tất cả các cửa hàng và nhà bán lẻ trực tuyến từ Thứ Hai, ngày 1 tháng 3 năm 2021. Các nhãn mới ban đầu sẽ áp dụng cho bốn loại sản phẩm – tủ lạnh và tủ đông, máy rửa bát, máy giặt và máy thu hình (và các màn hình bên ngoài khác). Nhãn mới cho bóng đèn và đèn có nguồn sáng cố định sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9, và các sản phẩm khác sẽ có trong những năm tới.

Với ngày càng nhiều sản phẩm đạt được xếp hạng A +, A ++ hoặc A +++ theo thang điểm hiện tại, thay đổi quan trọng nhất là quay trở lại thang điểm A-G đơn giản hơn. Thang điểm này nghiêm ngặt hơn và được thiết kế để rất ít sản phẩm ban đầu có thể đạt được xếp hạng “A”, để lại khoảng trống cho các sản phẩm hiệu quả hơn trong tương lai. Các sản phẩm tiết kiệm năng lượng nhất hiện nay trên thị trường thường sẽ được dán nhãn là “B”, “C” hoặc “D”. Một số yếu tố mới sẽ được đưa vào nhãn, bao gồm liên kết QR tới cơ sở dữ liệu toàn EU, cho phép người tiêu dùng tìm thêm thông tin chi tiết về sản phẩm. Một số quy tắc thiết kế sinh thái cũng sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 – đặc biệt là về khả năng sửa chữa và yêu cầu các nhà sản xuất phải giữ các phụ tùng thay thế có sẵn trong một số năm sau khi sản phẩm không còn trên thị trường.

Ủy viên về Năng lượng, Kadri Simson, cho biết: “Nhãn năng lượng ban đầu đã rất thành công, tiết kiệm cho một hộ gia đình trung bình ở châu Âu vài trăm euro mỗi năm và thúc đẩy các công ty đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Cho đến cuối tháng 2, hơn 90% sản phẩm được dán nhãn A +, A ++ hoặc A +++. Hệ thống mới sẽ rõ ràng hơn cho người tiêu dùng và đảm bảo rằng các doanh nghiệp tiếp tục đổi mới và cung cấp các sản phẩm hiệu quả hơn nữa. Điều này cũng giúp chúng tôi giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ”.

Cũng như thay đổi quy mô cấp hiệu quả năng lượng của sản phẩm liên quan, bố cục của nhãn mới cũng khác, với các biểu tượng rõ ràng và hiện đại hơn. Giống như các nhãn trước đó, các nhãn được thay đổi tỷ lệ hiển thị nhiều hơn chỉ loại hiệu quả năng lượng. Ví dụ, đối với máy giặt, chúng hiển thị nhanh số lít nước mỗi chu kỳ, thời gian của một chu kỳ và mức tiêu thụ năng lượng, được đo cho một chương trình tiêu chuẩn.

Một thay đổi quan trọng nữa là sự ra đời của mã QR ở trên cùng bên phải của các nhãn mới. Bằng cách quét mã QR, người tiêu dùng có thể tìm thêm thông tin về mẫu sản phẩm, chẳng hạn như dữ liệu liên quan đến kích thước, tính năng cụ thể hoặc kết quả thử nghiệm tùy thuộc vào thiết bị. Tất cả các thiết bị trên thị trường EU phải được đăng ký trong cơ sở dữ liệu mới của toàn EU – Cơ quan đăng ký nhãn năng lượng sản phẩm châu Âu (EPREL). Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc so sánh các sản phẩm cùng loại trong tương lai.

Ngoài các quy tắc dán nhãn năng lượng mới, còn có các quy định mới tương ứng về thiết kế sinh thái có hiệu lực vào ngày 1 tháng 3 năm 2021. Các quy định này liên quan đáng kể đến các yêu cầu về hiệu suất tối thiểu được cập nhật và củng cố quyền của người tiêu dùng trong việc sửa chữa sản phẩm và hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn. Các nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu giờ đây sẽ có nghĩa vụ cung cấp một loạt các bộ phận thiết yếu (động cơ và chổi động cơ, máy bơm, giảm xóc và lò xo, thùng giặt, v.v.) sẵn có cho thợ sửa chữa chuyên nghiệp ít nhất 7-10 năm sau đơn vị cuối cùng của mô hình đã được đưa vào thị trường EU. Đối với người tiêu dùng cuối cùng (tức là người tiêu dùng không phải là thợ sửa chữa chuyên nghiệp, nhưng thích tự sửa chữa mọi thứ), các nhà sản xuất phải cung cấp một số phụ tùng thay thế nhất định trong vài năm sau khi sản phẩm được đưa ra thị trường – các sản phẩm như cửa hoặc bản lề và con dấu , thích hợp cho hành động DIY. Thời gian giao hàng tối đa cho tất cả các sản phẩm này là 15 ngày làm việc sau khi đặt hàng.