Tin tức2024-04-21T13:23:33+00:00

CẢNH BÁO!

Cảnh báo 1: EU tăng cường kiểm tra mức dư lượng MRL

Như Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đã thông báo trước đây, ngày 13 tháng 5 vừa qua, EU đã ban hành Quy định (EU) 2022/741 liên quan đến chương trình phối hợp kiểm soát nhiều năm của Liên minh trong năm 2023, 2024 và 2025 để đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu vào EU tuân thủ mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa và để đánh giá mức độ phơi nhiễm của người tiêu dùng đối với dư lượng thuốc trừ sâu trên và trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, đồng thời bãi bỏ Quy định (EU) 2021/601. Theo đó, các quốc gia thành viên sẽ lấy và phân tích mẫu cho các tổ hợp thuốc trừ sâu được nêu trong phụ lục I của Quy định. Các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra là cam, táo, chuối, kiwi, bưởi, hành tây, cà rốt, bông cải xanh, cải bắp, đậu, ớt, gạo xát vỏ, mỡ gia cầm, sữa bò, trứng gà….

Hiện nay, không chỉ EU mà các nước Bắc Âu không thuộc EU (như Na Uy, Iceland) đang tăng cường các chương trình kiểm tra theo quy định này. Gạo là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Bắc Âu bị kiểm tra nhiều nhất theo chương trình này. Hexaconazole và Tricyclazole thường vượt ngưỡng trong các sản phẩm vi phạm.

Ngoài việc kiểm tra tại cửa khẩu đối với các lô hàng mới, cơ quan an toàn thực phẩm của các nước sẽ lấy mẫu kiểm tra trên thị trường với các lô hàng cũ (có lô hàng được nhập khẩu từ đầu năm 2021). Nếu sản phẩm vi phạm dư lượng, doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối bắt buộc phải thông tin việc thu hồi rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, TV. Tiếp theo, các mặt hàng tương tự của doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối sẽ bị kiểm tra tại kho và doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này vào EU sẽ bị tăng tần suất kiểm tra tại cửa khẩu với các lô hàng tiếp theo.

Việc thu hồi sản phẩm vi phạm và đăng tin rộng rãi sẽ ảnh hưởng uy tín không chỉ của doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu, mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu hàng Việt Nam.

Thương vụ xin thông báo để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá vào khu vực EU nói chung và Bắc Âu nói riêng lưu ý để tránh các rủi ro không đáng có.

Cảnh báo 2: Doanh nghiệp lừa đảo

Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy thông báo, gần đây xuất hiện tình trạng mạo danh các công ty của Na Uy để lừa đảo các đối tác nước ngoài. Đối tượng lừa đảo lập các website giả danh các công ty xuất khẩu thủy sản có thật với đầu mối liên hệ là giả mạo.

Lợi dụng tâm lý cho rằng Na Uy là một nước phát triển, hệ thống luật pháp chặt chẽ, các công ty làm ăn đảm bảo uy tín, các công ty khi thấy hợp đồng có điều khoản hấp dẫn nên tiến hành gấp sợ lỡ cơ hội, không chịu kiểm tra kỹ thông tin về đối tác… mà các đối tượng xấu đã lừa đảo được nhiều công ty của các nước khác, nhất là từ các nước đang phát triển. Cảnh sát Na Uy cho biết đã được báo cáo về 40 trường hợp lừa đảo trong thời gian qua, và cho rằng con số thực tế còn lớn hơn.Cảnh sát Na Uy cho biết một số website mà đối tượng lừa đảo đã sử dụng như sau:

www.espevaerlaks.com

www.viemkcofisk.com

www.inkanorge.com

www.sunseaseafood.com

www.hansonfishingas.com

www.fjoksak.com

www.torsvagbruket.com

www.verager.pl

www.alincoas.com

www.langenesas.com

www.diamondshipping.org

www.norwegian-seafoodsupply.com

www.aschumsseafoodab.com

www.kjpedesen.com

www.sjotrollhavbrukas.com

Cảnh sát đưa ra một số dấu hiệu cần chú ý có thể là lừa đảo như sau:

  • Đối tác muốn trao đổi qua Whatsapp hoặc Skype;
  • Tài khoản thanh toán thuộc ngân hàng nằm ngoài Na Uy;
  • Trao đổi qua thư điện tử không phải của các doanh nghiệp, bằng thư công cộng như gmail;
  • Mã số thuế VAT trên website là 10 ký tự (Các công ty Na Uy có mã số thuế 9 ký tự);
  • Website của công ty có tên miền không kết thúc với đuôi .no;
  • Website của công ty không có phiên bản tiếng Na Uy.

(Trên đây mới chỉ là dấu hiệu có thể là lừa đảo, không có các dấu hiệu trên không có nghĩa không phải là lừa đảo).

Để giảm thiểu khả năng bị lừa đảo, cảnh sát Na Uy khuyến cáo khi trao đổi giao dịch nên đề nghị đối tác dùng video conference và lưu lại. Các công ty có thật không ngại vấn đề này, còn đối tượng lừa đảo thường từ chối tiếp xúc lộ diện.

Các công ty Việt Nam khi tiến hành hợp tác thương mại với các công ty Na Uy cần xác minh cẩn thận về đối tác để việc hợp tác, giao dịch được đảm bảo hơn.

“EPR sẽ là động lực để Việt Nam phát triển nền kinh tế tuần hoàn”

Phó Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Mette Moglestue cho biết Na Uy đánh giá rất cao tham vọng của Việt Nam trong việc thúc đẩy và phát triển nền kinh tế tuần hoàn, cũng như là chuyển đổi xanh. Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đã [...]

Nhà nhập khẩu Bắc Âu lựa chọn doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bền vững

Ngoài các tiêu chuẩn thông thường, sản phẩm của doanh nghiệp Việt sẽ được nhà nhập khẩu Bắc Âu chấp nhận nếu tuân thủ các sáng kiến bền vững; có chứng nhận về môi trường, trách nhiệm xã hội… Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Tham [...]

Phân khúc thị trường hạt điều ở châu Âu

Phân khúc sử dụng hạt điều lớn nhất ở châu Âu là phân khúc đồ ăn nhẹ. Khoảng 90% hạt điều nhân nhập khẩu ở châu Âu được bán dưới dạng đồ ăn nhẹ, chủ yếu là đồ ăn nhẹ rang mặn. Nhân hạt điều cũng ngày càng được sử [...]

Tăng cường thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và Latvia

Ngày 09/4, Đại sứ quán Việt Nam cùng Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển (kiêm nhiệm Latvia) đã phối hợp Phòng Thương mại & Công nghiệp Latvia (LCCI) tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Gateway to Viet Nam” nhằm quảng bá môi trường đầu tư, kinh [...]

Xu hướng thị trường hạt điều Bắc Âu

Nhu cầu ăn vặt lành mạnh ngày càng tăng kết hợp với nhu cầu tìm nguồn cung ứng ổn định và bền vững là những động lực hàng đầu thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với hạt điều ở châu Âu, bao gồm [...]

Hiệp định EVFTA giúp nâng tầm quan hệ thương mại Việt Nam – Latvia

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Latvia đã tăng khoảng 33% vào năm 2023, nếu so sánh với năm 2020 là năm bắt đầu thực thi Hiệp định EVFTA. Đại sứ Việt Nam tại Latvia Trần Văn Tuấn đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi [...]

Việt Nam và Thụy Điển: 55 năm quan hệ ngoại giao một cột mốc lịch sử

Ông Håkan Jevrell, Thứ trưởng Hợp tác Phát triển Quốc tế và Ngoại thương, đã có chuyến thăm Việt Nam gần đây nhằm để tăng cường quan hệ song phương và thúc đẩy hợp tác giữa hai nước. Trong cuộc phỏng vấn với VNEconomy, ông Jevrell đã chia sẻ những [...]

Hội thảo trực tuyến “Gateway to Vietnam”

Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển kiêm nhiệm Latvia phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Latvia tổ chức hội thảo trực tuyến “Gateway to Vietnam” vào lúc 10h00 – 11h30 (giờ Latvia), tức 9h00 – 10h30 (giờ Thụy Điển) hay 14h00 – 15h30 [...]

Một doanh nghiệp Thụy Điển cần tìm doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm đựng đồ ăn nhanh như hộp, cốc, và các sản phẩm khác. Yêu cầu: sản phẩm eco, đã xuất khẩu đi EU.

Hạn đăng ký: 15/5/2024


Một doanh nghiệp Thụy Điển cần tìm doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu tôm (tôm tươi đông lạnh, tôm tẩm bột, tôm đã chế biến). Yêu cầu: đã xuất khẩu đi EU.

Hạn đăng ký: 15/5/2024


Một doanh nghiệp Thụy Điển cần tìm doanh nghiệp Việt Nam sản xuất dứa đóng hộp. Yêu cầu: đã xuất khẩu đi EU.

Hạn đăng ký: 15/5/2024


Một doanh nghiệp Thụy Điển cần tìm doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ngô non đóng hộp. Yêu cầu: đã xuất khẩu đi EU.

Hạn đăng ký: 15/5/2024


Trong tháng 6 tới, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển sẽ tổ chức Tuần hàng Việt Nam tại Stockholm. Doanh nghiệp nào có nhu cầu quảng bá sản phẩm, xin vui lòng liên hệ Thương vụ.

Hạn đăng ký: 15/5/2024


Hội chợ sản phẩm công nghệ

May 14 @ 8:00 am - May 17 @ 5:00 pm

Hội chợ các sản phẩm điện tử

May 28 @ 8:00 am - May 30 @ 5:00 pm

Hội chợ sản phẩm đồ ăn nhẹ

June 19 @ 8:00 am - June 20 @ 5:00 pm

Go to Top