Các nước Bắc Âu là các nước có thu nhập bình quân cao nhất thế giới. Dân
số tuy ít nhưng kim ngạch nhập khẩu khá ấn tượng, đạt gần 440 tỷ USD với tốc độ
tăng trưởng nhập khẩu ổn định trong 5 năm vừa qua, trung bình 6%/năm.
Mặc dù cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của các nước Bắc Âu hoàn toàn phù hợp
với khả năng xuất khẩu của Việt Nam, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam hoàn toàn tương thích với nhu cầu nhập khẩu của bạn nhưng xuất khẩu của
Việt Nam sang khu vực này còn khá khiêm tốn, chỉ đạt khoảng 2,6 tỷ USD, chiếm
0,6% thị phần.
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
(EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Khi đi vào thực thi, EVFTA sẽ
là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt
hàng xuất khẩu.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu hàng hoá sang
thị trường Bắc Âu trong thời gian tới, với sự hỗ trợ của Quỹ Ngoại giao Kinh tế,
Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Latvia), Thương vụ Việt Nam
tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Iceland, và Latvia) đã
xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp khu vực Bắc Âu, trong đó tập hợp và phân
loại có hệ thống hơn 3.000 doanh nghiệp Bắc Âu và Latvia theo ngành hàng xuất
khẩu chính của Việt Nam, giúp các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng tiếp cận, kết
nối giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu. Đây là cơ sở dữ liệu mở, sẽ được tiếp tục
cập nhật để phục vụ doanh nghiệp.
Hy vọng cơ sở dữ liệu hữu ích cho các doanh nghiệp.
Đại sứ
Phan Đăng Đương
Quý vị có thể nhập các từ khoá sau đây vào ô Ngành hàng để lọc ngành hàng.
- Dệt may
- Giày dép
- Nông sản
- Thực phẩm chế biến
- Thủ công mỹ nghệ
- Gốm sứ
- Gỗ và sản phẩm gỗ
- Nhựa và sản phẩm nhựa
- Sắt thép và sản phẩm sắt thép
- Nhôm và sản phẩm nhôm
- Cao su và sản phẩm cao su
- Giấy và sản phẩm giấy
- Vật liệu xây dựng
- Hoá chất
- Sản phẩm cơ khí
- Đồ gia dụng
- Nguyên phụ liệu dệt may
- Gạo
- Trà
- Cà phê
- Hạt tiêu
- Gia vị
- Thuỷ sản
- Đồ gỗ, nội thất
- Nội thất