Phó đại sứ Na Uy Mette Møglestue ngày 18/5 cho biết quốc gia Bắc Âu muốn chia sẻ những cơ chế và công nghệ xử lý, tái chế rác thải nhựa có hiệu quả cao của nước này cho Việt Nam.

“Với tỷ lệ thành công đạt 95%, mô hình đặt cọc hoàn trả (DRS) của Na Uy có hiệu quả trong công tác thu gom chai nhựa và vỏ uống bằng nhựa cao hàng đầu trên thế giới, được coi là hình mẫu cho các quốc gia khác. Na Uy sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng mô hình DRS của riêng mình, phù hợp với điều kiện của địa phương”, Phó đại sứ Na Uy Mette Møglestue phát biểu tại sự kiện ra mắt nhóm kỹ thuật đổi mới sáng tạo và tài chính của Chương trình Đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) vào ngày 18/5.

NPAP là nền tảng đối tác đa phương, đa chủ thể được chính phủ thiết lập, chủ trì bởi thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, có sự hợp tác với chính phủ Na Uy và những tổ chức nước ngoài như Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).

Hợp tác giúp thúc đẩy tuần hoàn nhựa tại Việt Nam

DRS là hệ thống trong đó người tiêu dùng trả một khoản tiền đặt cọc nhỏ khi mua sản phẩm chai nhựa hoặc lon đồ uống. Phần tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả khi họ mang gửi lại vỏ hộp tại điểm thu gom được chỉ định. Cơ chế DRS giúp đảm bảo người dân hoàn trả các vỏ chai nhựa sau khi sử dụng, giảm gánh nặng cho các bãi chôn lấp rác thải, tránh việc những vật dụng này bị thải ra môi trường.

Theo đó, nhóm kỹ thuật đổi mới sáng tạo và tài chính được ra mắt ngày 18/5 có mục đích tập hợp các cơ quan chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng chung tay thúc đẩy giải pháp sáng tạo giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế nhựa, cũng như khơi dòng tài chính bền vững mới, giúp thúc đẩy các hoạt động chuyển giao và hợp tác công nghệ liên quan đến tái chế rác thải nhựa giữa Việt Nam và các quốc gia như Na Uy.

Việc áp dụng DRS với hiệu quả cao sẽ thúc đẩy quá trình quay vòng của các sản phẩm nhựa và nhôm như chai, vỏ hộp đựng đồ uống, thực phẩm với tiêu chuẩn cao, hoạt động này cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).

Ông Lê Ngọc Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng trưởng nhóm kỹ thuật đổi mới sáng tạo và khơi nguồn tài chính của NPAP, khẳng định giải quyết ô nhiễm nhựa là một quá trình lâu dài, cần sự tham gia hiệu quả của cả xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế nhằm biến thách thức về nhựa trở thành cơ hội trên cơ sở kinh tế tuần hoàn, áp dụng công nghệ cao.

“Đây là nhóm kỹ thuật đầu tiên hoạt động trong khuôn khổ NPAP nhằm thúc đẩy, đổi mới, cách thức hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tiễn sau 2 năm triển khai chương trình. Sự ra mắt nhóm kỹ thuật sẽ hỗ trợ các giải pháp sáng tạo, xử lý rác thải nhựa tại Việt Nam thông qua vận động các nguồn hỗ trợ, tăng cường khả năng tiếp cận chia sẻ các nguồn công nghệ giảm thiểu ô nhiễm nhựa”, Vụ trưởng Lê Ngọc Tuấn phát biểu tại sự kiện ra mắt.

Sự thành công của DRS cũng phụ thuộc vào thay đổi nhận thức của giới trẻ
Trả lời Zing, Phó đại sứ Møglestue khẳng định tuy Na Uy đã đạt được thành công lớn với DRS, việc áp dụng mô hình này tại Việt Nam sẽ gặp phải những thách thức về quy mô cũng như thay đổi nhận thức của xã hội.

“Việt Nam là một quốc gia có dân số gần 100 triệu người, trong khi Na Uy chỉ có khoảng hơn 5 triệu, nên việc áp dụng mô hình của chúng tôi tại đất nước của các bạn sẽ đòi hỏi những khoản đầu tư lớn. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp thực thi cam kết về môi trường thông qua các hoạt động EPR – như xây dựng cơ chế thu gom sản phẩm nhựa do những công ty này sản xuất từ tay người tiêu dùng”, bà Møglestue cho biết.

Phó đại sứ Na Uy Mette Møglestue ngày 18/5 cho biết quốc gia Bắc Âu muốn chia sẻ những cơ chế và công nghệ xử lý, tái chế rác thải nhựa có hiệu quả cao của nước này cho Việt Nam.

Các thành viên trong nhóm kỹ thuật đổi mới sáng tạo và tài chính của Chương trình Đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) đến từ chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức quốc tế. Ảnh: Đại sứ quán Na Uy.

“Với tỷ lệ thành công đạt 95%, mô hình đặt cọc hoàn trả (DRS) của Na Uy có hiệu quả trong công tác thu gom chai nhựa và vỏ uống bằng nhựa cao hàng đầu trên thế giới, được coi là hình mẫu cho các quốc gia khác. Na Uy sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng mô hình DRS của riêng mình, phù hợp với điều kiện của địa phương”, Phó đại sứ Na Uy Mette Møglestue phát biểu tại sự kiện ra mắt nhóm kỹ thuật đổi mới sáng tạo và tài chính của Chương trình Đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) vào ngày 18/5.

NPAP là nền tảng đối tác đa phương, đa chủ thể được chính phủ thiết lập, chủ trì bởi thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, có sự hợp tác với chính phủ Na Uy và những tổ chức nước ngoài như Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).

Hợp tác giúp thúc đẩy tuần hoàn nhựa tại Việt Nam

DRS là hệ thống trong đó người tiêu dùng trả một khoản tiền đặt cọc nhỏ khi mua sản phẩm chai nhựa hoặc lon đồ uống. Phần tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả khi họ mang gửi lại vỏ hộp tại điểm thu gom được chỉ định. Cơ chế DRS giúp đảm bảo người dân hoàn trả các vỏ chai nhựa sau khi sử dụng, giảm gánh nặng cho các bãi chôn lấp rác thải, tránh việc những vật dụng này bị thải ra môi trường.

Theo đó, nhóm kỹ thuật đổi mới sáng tạo và tài chính được ra mắt ngày 18/5 có mục đích tập hợp các cơ quan chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng chung tay thúc đẩy giải pháp sáng tạo giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế nhựa, cũng như khơi dòng tài chính bền vững mới, giúp thúc đẩy các hoạt động chuyển giao và hợp tác công nghệ liên quan đến tái chế rác thải nhựa giữa Việt Nam và các quốc gia như Na Uy.

Phó đại sứ Na Uy tại Việt Nam Mette Møglestue phát biểu tại sự kiện ra mắt nhóm kỹ thuật đổi mới sáng tạo và tài chính của Chương trình Đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP). Ảnh: Đại sứ quán Na Uy.

Việc áp dụng DRS với hiệu quả cao sẽ thúc đẩy quá trình quay vòng của các sản phẩm nhựa và nhôm như chai, vỏ hộp đựng đồ uống, thực phẩm với tiêu chuẩn cao, hoạt động này cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).

Ông Lê Ngọc Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng trưởng nhóm kỹ thuật đổi mới sáng tạo và khơi nguồn tài chính của NPAP, khẳng định giải quyết ô nhiễm nhựa là một quá trình lâu dài, cần sự tham gia hiệu quả của cả xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế nhằm biến thách thức về nhựa trở thành cơ hội trên cơ sở kinh tế tuần hoàn, áp dụng công nghệ cao.

“Đây là nhóm kỹ thuật đầu tiên hoạt động trong khuôn khổ NPAP nhằm thúc đẩy, đổi mới, cách thức hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tiễn sau 2 năm triển khai chương trình. Sự ra mắt nhóm kỹ thuật sẽ hỗ trợ các giải pháp sáng tạo, xử lý rác thải nhựa tại Việt Nam thông qua vận động các nguồn hỗ trợ, tăng cường khả năng tiếp cận chia sẻ các nguồn công nghệ giảm thiểu ô nhiễm nhựa”, Vụ trưởng Lê Ngọc Tuấn phát biểu tại sự kiện ra mắt.

Sự thành công của DRS cũng phụ thuộc vào thay đổi nhận thức của giới trẻ
Trả lời Zing, Phó đại sứ Møglestue khẳng định tuy Na Uy đã đạt được thành công lớn với DRS, việc áp dụng mô hình này tại Việt Nam sẽ gặp phải những thách thức về quy mô cũng như thay đổi nhận thức của xã hội.

“Việt Nam là một quốc gia có dân số gần 100 triệu người, trong khi Na Uy chỉ có khoảng hơn 5 triệu, nên việc áp dụng mô hình của chúng tôi tại đất nước của các bạn sẽ đòi hỏi những khoản đầu tư lớn. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp thực thi cam kết về môi trường thông qua các hoạt động EPR – như xây dựng cơ chế thu gom sản phẩm nhựa do những công ty này sản xuất từ tay người tiêu dùng”, bà Møglestue cho biết.

Phó đại sứ Na Uy tại Việt Nam Mette Møglestue (giữa), Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Ngọc Tuấn (phải) và đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại sự kiện ngày 18/5. Ảnh: Đại sứ quán Na Uy.

Cũng theo phó đại sứ Na Uy, bên cạnh thách thức về quy mô, xã hội cần phải có hiểu biết rõ hơn về DRS để mô hình này có thể hoạt động hiệu quả. “Chúng ta có thể bắt đầu thực hiện chương trình này tại một thành phố hoặc hòn đảo của Việt Nam, nơi không có tình trạng rò rỉ rác thải nhựa, nhằm chứng minh hiệu quả của DRS. Đây cũng là cơ hội để tìm ra những điểm thiếu sót khi áp dụng mô hình mới này ở Việt Nam”, bà bổ sung.

Ngoài ra, nhà ngoại giao này cũng khẳng định rằng sự thành công của những mô hình mới như DRS trong quá trình giảm ô nhiễm nhựa cũng phụ thuộc vào công tác xây dựng nhận thức cho thế hệ trẻ.

“Trong bất kỳ gia đình nào ở Na Uy, ngay cả tại gia đình của tôi, những vỏ chai nhựa đã sử dụng sẽ được giữ lại. Đến cuối tuần, các con của tôi sẽ mang những chai nhựa này đến các cửa hàng để tái chế và nhận lại phần tiền cọc. Chúng dùng số tiền tái chế trên để mua kẹo vào mỗi thứ bảy hàng tuần”, Phó đại sứ Møglestue chia sẻ với Zing.