Đang phát trực tiếp tại:
https://www.youtube.com/watch?v=NFrNbfP4UKw
Cuối tháng 3/2022, Ủy ban châu Âu đã trình bày đề xuất đối với Chiến lược về hàng dệt may bền vững và tuần hoàn tầm nhìn 2030. Đồng thời, trình bày một bản sửa đổi Quy định thiết kế sinh thái nhằm đặt ra các yêu cầu pháp lý đối với các nhóm sản phẩm khác nhau, bao gồm cả quần áo và giày dép. Dệt may là một trong những nhóm sản phẩm đầu tiên phải tuân theo các tiêu chí thiết kế sinh thái.
Có thể hiểu sơ lược, Chiến lược dệt may nói chung Quy định thiết kế sinh thái nói riêng buộc các sản phẩm phải được thiết kế và sản xuất để có thể sử dụng lâu hơn, có thể được sửa chữa và tái sử dụng – nói cách khác nằm trong một vòng tuần hoàn. Điều này được đánh giá là thách thức lớn với doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam khi ngành hàng này còn phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, nguồn vốn của doanh nghiệp còn eo hẹp.
Trong bối cảnh đó, liệu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) với ưu đãi về thuế quan có đủ sức giúp doanh nghiệp dệt may vượt qua thách thức từ các quy định mới của thị trường lớn của dệt may Việt Nam?
Để tìm hiểu vấn đề này, Báo Công Thương sẽ tổ chức Chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề “EVFTA – Trợ lực cho dệt may Việt Nam vượt qua thách thức mới” vào lúc 14h30 ngày 15/8/2023.
Tham gia chương trình có các vị khách mời:
- Bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI)
- Bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển
- Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam