Do Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan là thành viên của EU còn Na Uy thì không nên các qui định và mức thuế là khác nhau.
EU (Thụy Điển, Đan Mạch, và Phần Lan)
Do là thành viên của EU nên Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan thuộc liên minh hải quan EU. Các sản phẩm nhập khẩu giữa các nước này không bị đánh thuế.
Hầu hết các sản phẩm rau quả tươi nhập khẩu từ các nước ngoài EU đều bị đánh thuế.
Hạn ngạch thuế quan và giá tối thiểu: ngoài thuế hải quan, EU đã dựng lên hàng rào phi thuế để bảo vệ sản xuất nội địa như hạn ngạch thuế quan và giá nhập khẩu vào thị trường.
Hạn ngạch thuế quan là qui định một số lượng nhập khẩu nhất định được hưởng thuế thấp. Ngoài mức hạn ngạch, thuế cao hơn sẽ được áp dụng. Hạn ngạch thuế quan của EU hiện nay được áp dụng cho tỏi, dưa chuột, cà rốt, ớt ngọt, cam ngọt, chanh, và đào.
Hệ thống giá tối thiểu (EPS) bao gồm 11 loại quả và 4 loại rau ảnh hưởng bởi nhập khẩu.
Nếu giá bằng hoặc thấp hơn giá tối thiểu dưới 8%, thì một khoản thuế nhỏ sẽ phải đóng. Còn nếu thấp hơn trên 8% thì mức thuế cao hơn được áp dụng.
Các loại rau quả bị qui định giá tối thiểu bao gồm: táo, đào, anh đào, quýt, chanh, cam, đào, mận lai đào, lê, mận, nho, atiso, bí ngồi, dưa chuột, cà chua.
Ưu đãi thuế quan: Để hỗ trợ các nước đang phát triển, EU có các chương trình ưu đãi thuế quan khác nhau: GSP, Hiệp định đối tác kinh tế khu vực (EPAs) và Hiệp định thương mại tự do song phương với một số nước và khu vực.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Hầu hết các mặt hàng rau quả sẽ được hưởng thuế 0%. Một số ít mặt hàng bị áp hạn ngạch thuế quan.
Xem biểu thuế cơ sở và thuế ưu đãi theo Hiệp định EVFTA tại đây (mặt hàng rau quả tươi thuộc chương 07 và 08).
Xem thông tin chi tiết về hạn ngạch thuế quan tại đây.
Na Uy
Bộ Tài chính Na Uy chịu trách nhiệm hoạch định chính sách, đặc biệt là các dòng thuế mới hoặc thay đổi mức thuế nhập khẩu. Mức thuế nhập khẩu được đăng trên Hệ thống cơ sở dữ liệu công và luôn được áp dụng từ ngày 1/1 đến 31/12. Hệ thống cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin về mức thuế thông thường, mức thuế MFN, cơ chế ưu đãi thuế quan, các biện pháp kiểm soát nhập khẩu và hạn ngạch thuế quan.
Danh mục thuế suất của Na Uy được quy định theo mã HS 2017, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Khoảng 85% các dòng thuế thuộc diện miễn thuế, các mặt hàng chịu thuế chủ yếu là dệt may, thực phẩm, và đồ uống.
Để bảo vệ ngành sản xuất nông nghiệp trong nước, Na Uy chia hàng nông sản, thực phẩm làm 3 nhóm chịu thuế. Các mặt hàng rau quả không thuộc nhóm thuế cao mà chủ yếu nằm trong nhóm thuế trung bình và nhóm thuế thấp hoặc không thuế.
- Nhóm thuế trung bình: Các mặt hàng trong nhóm này thường là hàng nông sản chế biến. Một số mặt hàng rau quả nằm trong nhóm này bao gồm khoai tây, cà chua, dưa chuột, táo;
- Nhóm thuế thấp hoặc không thuế: Các mặt hàng nằm trong nhóm này thường là các mặt hàng Na Uy không sản xuất. Các mặt hàng trong nhóm này thường bị áp hạn ngạch thuế quan. Việc cấp hạn ngạch thuế quan thông qua nhiều hình thức. Một số hạn ngạch áp dụng cho tất cả các nước, trong khi một số chỉ dành cho các nước có thoả thuận thương mại song phương hoặc khu vực, một số hạn ngạch ưu đãi thuế dành cho các nước đang phát triển trong chương trình GSP. Hạn ngạch thuế quan cũng có thể được cấp thông qua đấu giá, nộp đơn xin, hoặc theo nguyên tắc ưu tiên những người yêu cầu trước (first come, first served basic).
Thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng cũng có thể thay đổi trong năm. Chẳng hạn, thuế nhập khẩu áp dụng đối với táo vào mùa thu cao hơn nhiều so với mùa xuân nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.
Hệ thống GSP và thuế nhập khẩu của Na Uy có thể tra trên trang web của Cơ quan Hải quan www.toll.no