Xuất khẩu đi các nước năm 2019
Đơn vị: USD
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Mặt hàng | XK 2019 | XK 2020 | Tăng/giảm (%) | |
---|---|---|---|---|
1 | Tổng kim ngạch XK | 1,157,248,464.00 | 1,184,910,124.00 | 2.40 |
2 | Hàng thủy sản | 14,517,583.00 | 14,241,318.00 | -2.00 |
3 | Sản phẩm từ chất dẻo | 21,053,903.00 | 17,171,728.00 | -18.00 |
4 | Cao su | 2,773,158.00 | 1,008,630.00 | -64.00 |
5 | Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù | 24,992,906.00 | 26,639,130.00 | 7.00 |
6 | Sản phẩm mây, tre, cói và thảm | 8,565,851.00 | 11,309,920.00 | 32.00 |
7 | Gỗ và sản phẩm gỗ | 29,324,189.00 | 25,616,166.00 | -13.00 |
8 | Hàng dệt, may | 78,283,859.00 | 63,317,556.00 | -19.00 |
9 | Giày dép các loại | 71,346,950.00 | 72,097,540.00 | 1.00 |
10 | Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 7,188,726.00 | 6,220,162.00 | -13.00 |
11 | Sản phẩm gốm, sứ | 1,671,252.00 | 2,565,495.00 | 54.00 |
12 | Sản phẩm từ sắt thép | 63,938,725.00 | 43,321,856.00 | -32.00 |
13 | Kim loại thường khác và sản phẩm | 1,434,523.00 | 1,417,173.00 | -1.00 |
14 | Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 74,242,286.00 | 79,348,827.00 | 7.00 |
15 | Điện thoại các loại và linh kiện | 615,470,763.00 | 589,290,418.00 | -4.00 |
16 | Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 47,683,172.00 | 54,393,269.00 | 14.00 |
17 | Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận | 8,087,692.00 | 7,745,422.00 | -4.00 |
18 | Hàng hóa khác | 113,058,553.00 | 111,001,491.00 | -2.00 |
Mặt hàng | XK 2018 | XK 2019 | Tăng/giảm (%) | |
---|---|---|---|---|
1 | Kim ngạch XK | 164,682,668.00 | 119,549,387.00 | -27.40 |
2 | Giày dép các loại | 21,558,720.00 | 22,264,842.00 | 3.30 |
3 | Sản phẩm từ sắt thép | 12,656,961.00 | 15,549,846.00 | 22.90 |
4 | Hàng dệt, may | 14,770,678.00 | 14,337,265.00 | -2.90 |
5 | Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 10,463,710.00 | 11,997,139.00 | 14.70 |
6 | Phương tiện vận tải và phụ tùng | 52,337,992.00 | 6,728,543.00 | -87.10 |
7 | Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 5,595,472.00 | 5,633,757.00 | 0.70 |
8 | Sản phẩm từ chất dẻo | 6,823,789.00 | 5,500,648.00 | -19.40 |
9 | Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ | 3,679,040.00 | 4,265,019.00 | 15.90 |
10 | Cà phê | 3,388,371.00 | 4,225,511.00 | 24.70 |
11 | Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 5,590,767.00 | 3,990,375.00 | -28.60 |
12 | Cao su | 2,843,166.00 | 2,350,134.00 | -17.30 |
13 | Gỗ và sản phẩm gỗ | 2,050,652.00 | 1,613,148.00 | -21.30 |
Mặt hàng | XK 2019 | XK 2020 | Tăng/giảm (%) | |
---|---|---|---|---|
1 | Tổng kim ngạch XK | 336,451,803.00 | 295,012,835.00 | -12.00 |
2 | Hàng thủy sản | 44,220,874.00 | 44,740,617.00 | 1.00 |
3 | Cà phê | 1,696,479.00 | 2,420,454.00 | 43.00 |
4 | Sản phẩm từ chất dẻo | 13,346,734.00 | 14,621,775.00 | 10.00 |
5 | Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù | 7,108,745.00 | 7,094,002.00 | 0.00 |
6 | Sản phẩm mây, tre, cói và thảm | 5,650,537.00 | 6,384,422.00 | 13.00 |
7 | Gỗ và sản phẩm gỗ | 30,980,131.00 | 32,448,964.00 | 5.00 |
8 | Hàng dệt, may | 79,042,824.00 | 54,579,668.00 | -31.00 |
9 | Giày dép các loại | 28,923,038.00 | 10,740,502.00 | -63.00 |
10 | Sản phẩm gốm, sứ | 3,807,868.00 | 4,730,394.00 | 24.00 |
11 | Sản phẩm từ sắt thép | 11,820,970.00 | 11,499,494.00 | -3.00 |
12 | Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 19,598,166.00 | 23,685,674.00 | 21.00 |
13 | Dây điện và dây cáp điện | 6,390,712.00 | 4,433,712.00 | -31.00 |
14 | Phương tiện vận tải và phụ tùng | 5,222,275.00 | 3,987,832.00 | -24.00 |
15 | Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ | 32,670,436.00 | 28,069,466.00 | -14.00 |
16 | Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận | 8,360,399.00 | 6,183,887.00 | -26.00 |
17 | Hàng hóa khác | 37,611,616.00 | 39,391,970.00 | 5.00 |
Mặt hàng | XK 2019 | XK 2020 | Tăng/giảm (%) | |
---|---|---|---|---|
1 | Kim ngạch XK | 129,503,733.00 | 216,913,477.00 | 67.00 |
2 | Hàng thủy sản | 7,092,487.00 | 9,771,305.00 | 38.00 |
3 | Hàng rau quả | 2,918,343.00 | 2,686,844.00 | -8.00 |
4 | Hạt điều | 7,067,565.00 | 5,938,885.00 | -16.00 |
5 | Sản phẩm từ chất dẻo | 3,492,036.00 | 3,298,375.00 | -6.00 |
6 | Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù | 5,551,199.00 | 2,885,466.00 | -48.00 |
7 | Gỗ và sản phẩm gỗ | 3,883,853.00 | 2,126,681.00 | -45.00 |
8 | Hàng dệt, may | 22,844,131.00 | 14,985,994.00 | -34.00 |
9 | Giày dép các loại | 18,161,949.00 | 20,943,971.00 | 15.00 |
10 | Sản phẩm từ sắt thép | 1,894,406.00 | 12,518,960.00 | 561.00 |
11 | Máy ảnh máy quay phim và linh kiện | 4,554,292.00 | 2,158,155.00 | -53.00 |
12 | Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác | 4,511,366.00 | 2,449,052.00 | -46.00 |
13 | Phương tiện vận tải và phụ tùng | 15,773,237.00 | 102,192,303.00 | 548.00 |
14 | Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ | 5,734,369.00 | 4,817,397.00 | -16.00 |
15 | Hàng hóa khác | 26,024,499.00 | 30,140,090.00 | 16.00 |
Nhập khẩu từ các nước năm 2019
Đơn vị: USD
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Mặt hàng | NK 2018 | NK 2019 | Tăng/giảm (%) | |
---|---|---|---|---|
1 | Kim ngạch NK | 344,572,445.00 | 372,520,881.00 | 8.10 |
2 | Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 181,423,582.00 | 123,404,390.00 | -32.00 |
3 | Dược phẩm | 45,861,414.00 | 59,336,418.00 | 29.40 |
4 | Sắt thép các loại | 18,858,490.00 | 29,778,841.00 | 57.90 |
5 | Giấy các loại | 5,292,617.00 | 22,037,398.00 | 316.40 |
6 | Sản phẩm hóa chất | 15,769,626.00 | 16,001,887.00 | 1.50 |
7 | Gỗ và sản phẩm gỗ | 9,013,514.00 | 8,619,650.00 | -4.40 |
8 | Sản phẩm từ sắt thép | 5,481,805.00 | 6,839,254.00 | 24.80 |
9 | Sản phẩm từ chất dẻo | 2,405,690.00 | 3,360,466.00 | 39.70 |
10 | Chất dẻo nguyên liệu | 3,143,776.00 | 2,889,908.00 | -8.10 |
11 | Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 3,345,471.00 | 2,386,726.00 | -28.70 |
12 | Sản phẩm khác từ dầu mỏ | 4,753,921.00 | 1,519,978.00 | -68.00 |
13 | Điện thoại các loại và linh kiện | 1,339,994.00 | 519.33 | -61.20 |
Mặt hàng | NK 2018 | NK 2019 | Tăng/giảm (%) | |
---|---|---|---|---|
1 | Kim ngạch NK | 234,994,820.00 | 247,975,955.00 | 5.50 |
2 | Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 125,056,879.00 | 136,186,678.00 | 8.90 |
3 | Giấy các loại | 24,926,771.00 | 24,896,932.00 | -0.10 |
4 | Sản phẩm hóa chất | 13,258,512.00 | 17,453,784.00 | 31.60 |
5 | Gỗ và sản phẩm gỗ | 15,503,319.00 | 17,266,321.00 | 11.40 |
6 | Sắt thép các loại | 5,159,228.00 | 2,741,659.00 | -46.90 |
7 | Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 4,386,462.00 | 3,644,374.00 | -16.90 |
Mặt hàng | NK 2018 | NK 2019 | Tăng/giảm (%) | |
---|---|---|---|---|
1 | Tổng kim ngạch NK | 323,770,280.00 | 244,222,141.00 | -24.60 |
2 | Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 80,416,451.00 | 48,326,901.00 | -39.90 |
3 | Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 74,131,439.00 | 42,279,538.00 | -43.00 |
4 | Dược phẩm | 40,669,902.00 | 34,306,422.00 | -15.60 |
5 | Sản phẩm hóa chất | 24,490,271.00 | 25,565,061.00 | 4.40 |
6 | Hàng thủy sản | 15,926,028.00 | 19,109,084.00 | 20.00 |
7 | Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 10,365,107.00 | 10,448,857.00 | 0.80 |
8 | Sản phẩm từ chất dẻo | 8,103,503.00 | 7,286,732.00 | -10.10 |
9 | Sản phẩm từ sắt thép | 11,594,348.00 | 5,218,875.00 | -55.00 |
10 | Sữa và sản phẩm sữa | 1,627,275.00 | 2,447,612.00 | 50.40 |
11 | Dây điện và dây cáp điện | 5,450,573.00 | 2,316,401.00 | -57.50 |
12 | Sắt thép các loại | 792.60 | 170.46 | -78.50 |
Mặt hàng | NK 2018 | NK 2019 | Tăng/giảm (%) | |
---|---|---|---|---|
1 | Kim ngạch NK | 288,365,807.00 | 312,747,710.00 | 8.50 |
2 | Hàng thủy sản | 178,709,642.00 | 216,580,897.00 | 21.20 |
3 | Sản phẩm hóa chất | 2,850,245.00 | 3,262,161.00 | 14.50 |
4 | Phân bón các loại | 15,418,417.00 | 13,671,032.00 | -11.30 |
5 | Sản phẩm từ sắt thép | 9,689,431.00 | 6,991,041.00 | -27.80 |
6 | Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 43,936,055.00 | 38,148,704.00 | -13.20 |
Luật Bảo vệ Thực vật mới của EU
Liên minh châu Âu (EU) vừa ban hành Luật Bảo vệ Thực vật mới, áp dụng cho cả 28 nước thành viên trong đó có Thụy Điển.
Luật có hiệu lực từ ngày 14/12/2019.
Theo Luật này, tất cả các loại cây để trồng, trái cây, và các sản phẩm thực vật khác chỉ có thể được phép nhập khẩu vào EU với giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật từ các quốc gia bên ngoài Liên minh châu Âu, ngay cả trong hành lý cá nhân.
Các quy định mới yêu cầu kiểm soát bắt buộc đối với hành lý cá nhân các loại thực vật và các sản phẩm thực vật được mang theo với số lượng nhỏ (số lượng tiêu thụ). Thực vật và các sản phẩm thực vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền tiêu hủy.
Một số trường hợp ngoại lệ, bao gồm:
- Dứa, chuối, chà là, sầu riêng và dừa;
- Các sản phẩm đã chế biến;
- Thực vật, các sản phẩm thực vật từ Thụy Sỹ.
Luật này nhằm bảo vệ châu Âu khỏi các loại virus, vi trùng, hoặc các loại cây lạ, có khả năng phá hủy hệ thống sinh thái của châu Âu.
Thông tin chi tiết, xin xem tại Uỷ ban Châu Âu
Các qui định nhập khẩu vào thị trường Thụy Điển
Giấy phép nhập khẩu
Sau khi Thụy Điển gia nhập Liên minh Châu Âu vào ngày 1 tháng 1 năm 1995, rất nhiều hàng hóa nhập khẩu vào Thụy Điển yêu cầu bắt buộc phải có giấy phép.
Để có giấy phép nhập khẩu, người xin cấp giấy phép nhập khẩu phải cung cấp giấy bảo lãnh kèm với đơn đề nghị. Giấy bảo lãnh sẽ được hoàn trả cho người xin cấp giấy phép nhập khẩu khi các yêu cầu của giấy phép đã được hoàn thành.
Cần phải liên hệ với cơ quan cấp giấy phép trước khi tiến hành hoạt động nhập khẩu.
Thông tin đăng ký cấp phép được gửi hàng ngày cho Uỷ ban Châu Âu tại Brussels (Bỉ) phê duyệt. Riêng hàng công nghiệp sẽ do Cơ quan Quản lý Thương mại Quốc gia Thụy Điển cấp giấy phép.
Hầu hết các mặt hàng dệt may và các sản phẩm sắt thép, thủy sản và nông sản yêu cầu giấy phép.
Trước khi nhập khẩu, nhà nhập khẩu nên tìm hiểu các quy định áp dụng đối với mặt hàng của mình. Dưới đây là ví dụ một số mặt hàng cần có giấy phép.
- Hải sản: Thụy Điển áp dụng luật lệ của EU về hạn chế số lượng nhập khẩu cá Tuna và cá Sardine đóng hộp. Do vậy, nhập khẩu các mặt hàng này cần xin phép Ủy ban Ngư nghiệp Quốc gia;
- Các loại cây và rau quả: các loại nhiễm sâu bọ và ký sinh trùng không được phép nhập khẩu. Một vài loại rau quả và sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật chỉ có thể được nhập khẩu với điều kiện có giấy xác nhận kiểm dịch của Cơ quan Bảo vệ thực vật của nước sản xuất. Giấy xác nhận phải được trình tại thời điểm hàng đến cửa khẩu. Một số mặt hàng bắt buộc phải có giấy xác nhận kiểm dịch là: các loại thân củ, rễ củ, thân ống, thân rễ, ở dạng ngủ, đang phát triển, hoặc đang trổ bông; cây và rễ của các loại rau diếp xoăn, trừ rễ thuộc nhóm 12.12 theo Biểu Thuế hải quan chung; các loại cây sống khác (kể cả rễ), cành giâm hay cành ghép; hoa cắt và hoa nụ của các loài như Argeranthemum, Dendranthema, và Gypsophila cũng như các loại phong lan từ các nước ngoài châu Âu; rau quả, tươi, hoặc đông lạnh: khoai tây, hành (allium), tỏi, rau diếp xoăn, các loại rễ củ, cần tây trắng, củ sắn, củ dong, và củ lan, cây Artiso Jerrusalem, khoai lang, và các loại củ rễ tương tự; những sản phẩm tươi sau đây: cam quýt từ các nước ngoài châu Âu nhưng không thuộc vùng Địa Trung Hải, táo, lê, mộc qua (quinces), mơ, sơ ri, đào (kể cả xuân đào), mận, và mận gai từ nước ngoài châu Âu; những loại hạt giống để trồng trọt: ngô (ngô Zea), hướng dương (Helianthus), củ cải (Betavulgaris), cỏ linh lăng (Medicago satiua), cà chua (Lycopersicon lycopersicum), củ cải đường dạng tươi, củ cải Thụy Điển, củ cải dạng tươi và các loại rễ khác làm thức ăn gia súc. Ủy ban Nông nghiệp Thụy Điển chịu trách nhiệm cấp phép cho các mặt hàng nói trên;
- Củ cải, đường mía thể rắn, mật mía, siro phải xin giấy phép nhập khẩu của Ủy ban Nông nghiệp Thụy Điển;
- Cỏ khô: muốn nhập khẩu cỏ khô phải xin giấy phép nhập khẩu của Ủy ban Nông nghiệp Thụy Điển;
- Động vật: Hiệp định Washington tức là Hiệp định Quốc tế về Buôn bán các động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) đã có một số hạn chế hoặc cấm nhập khẩu động thực vật này và các sản phẩm của chúng. Phòng Kiểm tra thú y của Ủy ban Nông nghiệp Thụy Điển cấp giấy phép nhập khẩu liên quan đến các mặt hàng này;
- Dược phẩm: dược phẩm được lưu thông tự do từ các nước thành viên khác của EEA có thể được nhập khẩu vào Thụy Điển nhưng không được bán hay tiếp thị trước khi có sự phê chuẩn của Cơ quan Dược phẩm (MPA). Việc nhập khẩu dược phẩm từ các nước ngoài EEA cần có giấy phép sản xuất hoặc lưu thông trên thị trường;
- Dược phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: cần được Cơ quan Dược phẩm chấp nhận cấp phép trước khi nhập khẩu và tiếp thị;
- Hầu hết các hàng hóa công nghệ phẩm (các hàng hóa không phải hàng nông sản) được nhập khẩu vào Thụy Điển không cần giấy phép. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ, như sản phẩm sắt và thép nhập khẩu từ các nước ngoài EFTA (HS72); một số sản phẩm từ Trung Quốc; sản phẩm dệt…
Hàng mẫu của những sản phẩm cần phải xin giấy phép nhập khẩu thì cũng phải thông qua các thủ tục xin giấy phép tương tự như đối với các lô hàng có tính chất thương mại. Để đơn giản hóa thủ tục, Thụy Điển chấp nhận cấp giấy phép nhập khẩu trọn gói có giá trị lên đến 6 tháng. Theo đó, nhà nhập khẩu Thụy Điển có thể nhập thành nhiều lần một số lượng hàng mẫu nhất định có giá trị vừa phải từ một nước nào đó. Như vậy, nhà nhập khẩu không phải xin từng giấy phép riêng biệt cho từng lô hàng mẫu. Khi giấy phép nhập khẩu trọn gói hết hạn, nhà nhập khẩu Thụy Điển phải trình cho cơ quan cấp giấy phép các chứng từ có liên quan đã được cấp cho các nơi gửi hàng mẫu. Đối với các hàng mẫu có giá trị thương mại sẽ được tái xuất, việc tạm miễn thuế và các loại phí khác sẽ được xem xét.
Hàng cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu
Hàng cấm nhập khẩu
- Các sản phẩm có chứa thủy ngân, ví dụ nhiệt kế y tế hoặc các sản phẩm điện tử có chứa thủy ngân;
- Các sản phẩm PCB, PCT, ví dụ dầu biến thế;
- Các sản phẩm CFC, HCFC, ví dụ các sản phẩm có chứa bọt cao su, bình xịt (xịt tóc), hoặc bình cứu hỏa có chứa halon;
- Catmi và các sản phẩm có chứa chất catmi.
Việc vận chuyển cần sa, thuốc lá hasit và các chất gây nghiện khác vào Thụy Điển sẽ phải chịu những hình phạt như: ngồi tù hoặc trục xuất.
Các loại hàng hoá nằm trong danh mục hàng cấm nhập khẩu sẽ không được lưu kho tại bất cứ kho chứa/ kho hải quan, khu vực lưu kho nào, mà chúng sẽ bị trả lại.
Hàng hạn chế nhập khẩu
Đối với một số hàng hoá nhất định như vũ khí, chất gây nổ, và chất độc hại chỉ các cá nhân và tổ chức có thẩm quyền mới có quyền nhập khẩu, và yêu cầu phải có giấy phép nhập khẩu hoặc sự cho phép đặc biệt. Các chất pha chế vi khuẩn học nhất định chỉ có thể được nhập khẩu bởi Phòng thí nghiệm Vi khuẩn Quốc gia. Thực phẩm có bổ sung Vitamin yêu cầu phải có sự phê chuẩn của Bộ Thương mại Thụy Điển. Các sản phẩm sắt thép cũng yêu cầu phải có giấy phép.
Ngoài ra, ở Thụy Điển, rượu thường bị đánh thuế rất nặng và chỉ được bán ở những cửa hàng đặc biệt.
Hàng tạm nhập
Hàng hoá nhập khẩu vào Thụy Điển không nhằm sử dụng trong nước có thể được miễn nộp thuế nhập khẩu và/ hoặc thuế giá trị gia tăng khi được nhập khẩu trong thời gian ngắn và sau đó sẽ được tái xuất.
Hàng hóa được xuất khẩu đến một nước ngoài Liên minh Châu Âu để chế biến gọi là chế biến thụ động. Chế biến chủ động là hàng hóa nhập vào Liên minh Châu Âu để chế biến tại đây. Trong cả hai trường hợp đều thu thuế trên sản phẩm đã qua chế biến. Nhà nhập khẩu nộp đơn xin tạm nhập tại Cục Hải quan Thụy Điển và đơn này sẽ được chuyển đến Brussels, nơi đặt trụ sở của Liên minh Châu Âu để xem xét.
Thụy Điển tuân thủ ATA Carnet, đây là một văn kiện hải quan quốc tế được lập nhằm đơn giản hoá các thủ tục hải quan đối với các loại hàng hóa tạm nhập sau:
- Hàng mẫu có giá trị thương mại;
- Hàng hóa dùng để tham gia hội chợ, triển lãm;
- Phim;
- Thiết bị chuyên dụng;
- Các loại máy móc hay thiết bị thay thế trong thời hạn sửa chữa bảo hành.
Việc nhập khẩu tạm thời này cần được Phòng Thương mại cho phép.
ATA carnet cho phép tạm nhập hàng mà không đòi phải có các giấy chứng minh đã hoàn tất thủ tục hải quan. Tại Thụy Điển, có thể được phép tạm nhập hàng trong vòng 1 năm hoặc trong thời hạn ATA carnet có hiệu lực.
Hơn 40 nước đã tham gia vào hệ thống ATA carnet. ATA carnet cho phép tạm nhập mà không cần phải điền tờ khai hải quan hay đặt cọc thuế hải quan và các loại phí khác.
Nếu hàng không thuộc loại được cấp ATA carnet cần phải đóng tiền cọc hoặc tiền bảo đảm về thuế quan và các loại phí khác.
Một điều kiện bắt buộc cho việc tạm nhập là hàng hóa khi tái xuất phải đúng là hàng tạm nhập trước đây.
Thủ tục hải quan
Tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Thụy Điển phải làm các thủ tục hải quan.
Thủ tục thông quan hàng nhập khẩu
Thủ tục hải quan thông thường và thủ tục đơn giản hoá thường được tiến hành khi hàng hoá được cho phép lưu hành tự do. Hàng hoá được được phép lưu hành tự do sau khi đã nộp đủ thuế và tuân thủ các quy định đề ra.
Thủ tục hải quan thông thường là thủ tục mà theo đó hàng hoá được trả khi hoàn tất khai báo nhập khẩu đi kèm với các chứng từ liên quan và nộp đầy đủ thuế và các nghĩa vụ hải quan khác cho cơ quan hải quan.
Thủ tục hải quan đơn giản là thủ tục mà theo đó cơ quan hải quan nơi tiến hành nhập khẩu chấp thuận cho nhà nhập khẩu chỉ cần hoàn tất các chứng từ liên quan, còn thuế có thể được nợ và nhà nhập khẩu chỉ cần ghi nợ khoản thuế này với cơ quan hải quan.
Tờ khai hải quan phải do nhà nhập khẩu hoặc người được nhà nhập khẩu uỷ quyền nộp cho cơ quan hải quan. Nhà nhập khẩu (không phải người được nhà nhập khẩu uỷ quyền) chịu trách nhiệm về việc khai báo hải quan và về việc các thông tin khai báo là chính xác.
Khai báo hải quan qua Internet: Đây là một phương thức chuyển tải tờ khai xuất nhập khẩu đến cơ quan hải quan một cách nhanh gọn và hiệu quả. Toàn bộ quá trình khai tờ khai hải quan tại Thụy Điển qua Internet đều miễn phí. Người nhập khẩu chỉ cần nhập các mục cần thiết trong mẫu tờ khai điện tử, sau đó chuyển đến hệ thống máy tính của Hải quan Thụy Điển qua Internet. Những thông tin khai báo điện tử được hợp lệ hoá nhờ việc sử dụng chữ ký điện tử.
Khai báo hải quan trên giấy tờ: Người nhập khẩu sau khi khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai (trên văn bản giấy) sẽ nộp tờ khai này cho cơ quan hải quan. Nhân viên hải quan sẽ nhập các thông tin trên tờ khai vào hệ thống máy tính của Hải quan Thụy Điển. Người nhập khẩu sẽ phải trả một khoản lệ phí cho việc khai báo này. (Nếu khai và nộp tờ khai hải quan ngoài giờ hành chính và ngày nghỉ sẽ phải trả một khoảng lệ phí khoảng 5 USD)
Cách điền tờ khai hải quan do Cục Hải quan Thụy Điển hướng dẫn. Sách hướng dẫn này được cung cấp miễn phí tại các cơ quan hải quan, tuy nhiên, chưa có sách hướng dẫn bằng tiếng Anh. Vì vậy, nhà nhập khẩu nói tiếng Anh có thể nhận được sự giúp đỡ từ đường dây hỗ trợ thông tin của hải quan Stokholm (08 789 7955) hay tại văn phòng hải quan gần nhất.
Các chứng từ cần nộp hoặc xuất trình khi làm thủ tục hải quan
Khi làm thủ tục hải quan cần có các chứng từ sau:
- Hoá đơn thương mại;
- Vận đơn;
- Tờ khai hải quan đối với một số hàng cụ thể để xác định trị giá hải quan của toàn bộ lô hàng khai báo.
Tờ khai hải quan chỉ bắt buộc khi giá trị của lô hàng vượt quá 3.000 ECU (đơn vị tiền tệ Châu Âu) hay 48.000 SEK (Đồng tiền Thụy Điển là đồng curon (crown/s, krona/kronor). Viết tắt quốc tế của đồng curon là SEK, còn viết tắt thông thường ở Thụy Điển là kr.
Ngoài ra, trong một số trường hợp cần phải nộp giấy chứng nhận xuất xứ (hay chứng nhận xuất xứ kèm theo hoá đơn). Giấy chứng nhận xuất xứ là bắt buộc đối với các sản phẩm dệt may theo luật EU, và các chứng từ khác.
Quy định về nội dung các chứng từ: Thụy Điển không có quy định cụ thể về mẫu hoá đơn thương mại, vận đơn hay các chứng từ vận chuyển khác. Theo các quy định của hải quan Thụy Điển và EU, hoá đơn phải có các thông tin sau:
- Tên và địa chỉ của người bán;
- Tên và địa chỉ người mua;
- Ngày viết hoá đơn;
- Số của thùng, bưu kiện hoặc container;
- Số, ký hiệu loại và trọng lượng thực và tổng;
- Tên chỉ mục hàng hoá;
- Khấu trừ của sản phẩm (và loại khấu trừ);
- Các điều kiện về giao hàng và thanh toán.
Các chứng từ gửi hàng có thể được lập bằng tiếng Anh. Việc chuyển hàng vào Thụy Điển cần có vận đơn. Tốt nhất là khi đưa hàng vào Thụy Điển cần có vận đơn sạch đi kèm hoá đơn.
Đối với các hàng nông sản và thực phẩm cần phải có các giấy chứng nhận kiểm dịch. Một số sản phẩm như thực phẩm và hàng dệt may phải tuân theo các qui định về nhập khẩu và nhà nhập khẩu phải xin được giấy phép nhập khẩu trước khi ký chính thức hợp đồng mua bán.
Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định, cơ quan hải quan cũng có thể yêu cầu xuất trình các chứng từ vận chuyển hàng, hoặc phiếu đóng gói.
Vận đơn phải đề tên người nhập khẩu để hãng vận chuyển có thể thông báo tới người nhập hàng khi hàng đến cửa khẩu.
Các nhà nhập khẩu thường sử dụng các dịch vụ của các công ty giao nhận vận chuyển để làm các thủ tục hải quan cho hàng hóa. Thực tế, các công ty giao nhận lớn đều có kho riêng được phép tạm lưu hàng dưới sự giám sát của hải quan. Công ty giao nhận cũng có thể thanh toán thuế hải quan và nộp các loại thuế, phí khác. 90% lượng hàng gửi bằng đường hàng không đều thông qua một công ty giao nhận.
Đa số các nhà nhập khẩu thường xuyên đều đăng ký với Cục Hải quan Thụy Điển để được sử dụng Mẫu khai hải quan đơn giản. Các nhà nhập khẩu không đăng ký thì phải nộp tờ khai hải quan đầy đủ và phải trả thuế, phí trước khi nhận hàng.
Xác định trị giá tính thuế hải quan
Cơ sở xác định trị giá tính thuế của hàng hóa là trị giá giao dịch của hàng hóa cộng thêm một số chi phí khác như:
- Phí chuyên chở đến địa điểm nhập khẩu vào EU;
- Phí bảo hiểm;
- Phí bốc dỡ hàng;
- Phí trả cho người môi giới;
- Phí bản quyền và phí xin giấy phép mà người mua phải trả theo như điều kiện mua hàng;
- Một phần lợi nhuận mà người bán phải trả trong trường hợp bán cho bên thứ 3.
Phân loại hàng hóa
Tất cả các loại hàng hoá đều được phân loại và gắn mã số theo Hệ thống hài hoà về mô tả và mã hoá hàng hoá (HS).
Phân loại hàng hóa có nghĩa là nhận dạng đúng mã hàng cho hàng hóa của mình. Tất cả các mã này đều có trong quy định về thuế quan của Thụy Điển.
Mã hàng là cơ sở để nhân viên hải quan làm thủ tục thông quan cho hàng hóa, cụ thể hơn chính là để áp thuế hay nhận dạng loại hàng hóa đó cần phải có giấy phép đi kèm hay không. Vì lý do này, việc nhà xuất nhập khẩu nhận biết và sử dụng đúng loại mã hàng hóa là rất quan trọng khi tiến hành thủ tục xuất nhập khẩu.
Có những loại hàng hóa dễ dàng phân loại, chúng có thể được định nghĩa rõ ràng trong văn bản quy định. Tuy nhiên, có một số loại hàng hóa gặp khó khăn khi phân loại, trong trường hợp đó các nhà xuất nhập khẩu nên tìm sự trợ giúp từ phía cơ quan hải quan và có thể là sẽ phải chịu áp dụng Quy định phân loại ràng buộc.
Quy định phân loại ràng buộc: là văn bản pháp luật quy định mã cho một loại hàng hóa nào đó. Quy định này thường có giá trị trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày ban hành và chỉ có giá trị đối với đối tượng áp dụng của nó mà thôi. Quy định này có thể được áp dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu của tất cả các nước thành viên EU.
Tất cả các quy định phân loại ràng buộc được đăng ký trong một hệ thống cơ sở dữ liệu chung của các nước EU. Khi áp dụng một quy định nào đó phải thừa nhận và tuân thủ trình tự của nó. Để áp dụng phải điền vào một tờ khai đặc biệt tại các cơ quan hải quan Thụy Điển.
Một số loại phí hải quan
Phí hoá đơn: Trong một số trường hợp, hải quan sẽ cân nhắc thu phí phụ thêm dựa trên hoá đơn của chuyến hàng. Phí này thường được thu nếu hải quan thấy cần thiết, dựa vào kích cỡ hàng và số lượng hoá đơn.
Phí kiểm tra hàng: Khoản phí phụ thêm này có thể được thu cho một số loại hàng hoá (ví dụ các loại cây hoặc các sản phẩm tươi sống phục vụ tiêu dùng địa phương) để tiến hành hoạt động kiểm tra hoặc thử nghiệm cần thiết khi hàng hoá tham gia vào thương mại Thụy Điển.
Chính sách thuế của Đan Mạch
Thuế nhập khẩu
Đan Mạch thực hiện chính sách không có rào cản thương mại, và đi đầu trên thế giới trong chiến dịch chống rào cản thương mại phi thuế quan. Đan Mạch cũng là nước tuân thủ tốt nhất những yêu cầu của thị trường chung EU.
Là một thành viên của Liên minh Châu Âu, do đó, thuế nhập khẩu của Đan Mạch áp dụng chung cho tất cả các sản phẩm đến từ các nước không thuộc khối EU. Thuế nhập khẩu từ 5% đến 14,5% cho các sản phẩm công nghiệp. Khi đã qua cửa khẩu hải quan của một nước thành viên EU, hàng hóa có thể tự do di chuyển đến các nước thành viên khác của EU.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là 25% được thực hiện từ tháng 01/1992, không phân biệt đó là sản phẩm sản xuất trong nước hay nhập khẩu và áp dụng với hầu hết các dịch vụ và hàng hoá được bán hay thực hiện tại Đan Mạch.
Một số nông sản đặc biệt nhập từ các nước không thuộc EU chịu đối xử theo Chính sách Nông nghiệp chung (CAP). Nông sản như ngũ cốc, gạo, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt bò và bê, dầu olive, và đường chịu một số loại thuế và phí khác nhau. Các loại thuế này ban hành để cân bằng giá giữa sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm sản xuẩt ở các nước EU.
Thuế thu nhập
Thuế thu nhập doanh nghiệp là 30%. Thuế thu nhập cá nhân tối đa không vượt quá 59% thu nhập chịu thuế. Đan Mạch cũng quy định về một số trường hợp được miễn giảm thuế.
Ngoài đóng thuế thu nhập cá nhân, người lao động còn phải đóng 9% thu nhập của mình cho hệ thống an sinh xã hội, gồm 8% để bảo hiểm thất nghiệp và 1% cho các chương trình lương hưu đặc biệt. Các khoản này không được tính ngoài mức tối đa đóng thuế thu nhập cá nhân là 59%. Thuế thu nhập cá nhân được thu tại nguồn.
Các nhà nghiên cứu nước ngoài và các doanh nghiệp lao động trình độ cao có thể chỉ phải đóng thuế thu nhập cá nhân 25% thay vì phải đóng mức thuế thông thường. Nhưng những người này vẫn phải nộp 9% lương vào quỹ an sinh xã hội.
Tìm doanh nghiệp sản xuất nội thất mây tre đan
Một doanh nghiệp Thuỵ Điển về Việt Nam tìm kiếm doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng nội thất mây tre đan. Doanh nghiệp nào có nhu cầu, xin gửi hồ sơ doanh nghiệp về địa chỉ se@moit.gov.vn.
Cần nhập khẩu gạo
Một doanh nghiệp tại Thuỵ Điển cần nhập khẩu gạo. Doanh nghiệp nào có nhu cầu, xin gửi hồ sơ doanh nghiệp về địa chỉ se@moit.gov.vn.
Hội chợ công nghiệp EURO EXPO
April 2 - April 3
Triển lãm Vận tải – eComExpo
April 3 - April 4
Triển lãm xe điện – eCarExpo
April 4 - April 6
Hội chợ triển lãm ô tô
April 18 - April 21
Hội chợ may mặc và thủ công
April 25 - April 27
Hội chợ về tàu hoả và đường sắt
May 6 - May 8
Hội chợ về công nghệ thông minh
May 6 - May 8
Hội chợ về năng lượng và điện
May 6 - May 9
Hội chợ công nghiệp EURO EXPO
May 7 - May 8
Hội chợ ngành nhựa
May 7 - May 8
Hội chợ công nghệ Oslo
May 7 - May 8
Hội chợ triển lãm sức khoẻ số
May 19 - May 22
Hội chợ ngành gỗ
June 5 - June 7
Hội nghị thiết kế nội thất FORMEX
August 24 - August 31
Hội chợ nội thất Gothenburg
September 1 - September 3
Hội chợ thiết kế Oslo
September 1 - September 3
Hội chợ công nghiệp EURO EXPO
September 3 - September 4
Triển lãm khoa học đời sống
October 13 - October 14
Hội chợ ngành xây dựng Na Uy
October 15 - October 18
Hội chợ ngành nước
October 21 - October 23
Hội chợ ngành vận tải và logistic
November 4 - November 5
Hội chợ nhà thầu phụ Elmia
November 11 - November 13
Hội chợ công nghiệp EURO EXPO
December 3 - December 4
Một số trang của EU liên quan đến nhập khẩu vào EU, bao gồm cả một số nước Bắc Âu và Latvia
EU-information about the Generalised System of Preferences (GSP)
Rules of Origin guide and Form A
EU rapid alert system for dangerous consumer products – RAPEX
Centre for the Promotion of Imports from Developing Countries (CBI)
EU rapid alert system for food and feed – RASFF Portal database
International Trade Centre (ITC)
Cơ sở dữ liệu của 65 nước trong đó có các nước Bắc Âu
Một số trang web hữu ích tại Thuỵ Điển
Thông tin về đầu tư của Thụy Điển
Số liệu thống kê của Thụy Điển
Thông tin về Hiệp hội của Thụy Điển
Tìm kiếm đối tác tại Thụy Điển
Hỗ trợ các nước đang phát triển xuất khẩu vào Thụy Điển
Cơ quan hỗ trợ xuất khẩu của Thụy Điển