Lời giới thiệu

Các nước Bắc Âu tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới tính theo đầu người. Trong đó, Na Uy đứng thứ hai, chỉ sau Phần Lan, tiếp theo Iceland đứng thứ ba, Đan Mạch đứng thứ tư, và Thụy Điển đứng thứ sáu với mức tiêu thụ lần lượt là 9,9 kg, 9 kg, 8,7 kg, và 8,2 kg/người/năm.

Cà phê không chỉ là một thức uống của người Bắc Âu mà còn là một văn hóa và lối sống không thể thiếu ở các nước này.

Tuy vậy, cà phê Việt Nam xuất khẩu vào thị trường khu vực này còn khá khiêm tốn. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê sang thị trường Bắc Âu, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển kiêm nhiệm Đan Mạch, Na Uy, Iceland, và Latvia đã biên soạn cuốn sách “Thị trường cà phê Bắc Âu”, cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam những thông tin hữu ích về thị trường cà phê Bắc Âu.

Các nước Bắc Âu bao gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và và Iceland. Tuy nhiên, Phần Lan không thuộc Thương vụ Thụy Điển phụ trách và Iceland là một nước nhỏ, không có nhiều hoạt động nhập khẩu trực tiếp, thường nhập khẩu qua các nước Bắc Âu khác nên cuốn sách này chỉ tập trung vào Thụy Điển, Đan Mạch, và Na Uy.

Cuốn sách sẽ lần lượt giới thiệu tổng quan về thị trường cà phê của Bắc Âu như qui mô, xu hướng, phân khúc thị trường, tình hình xuất nhập khẩu, kênh phân phối, qui định thị trường, và đưa ra các khuyến nghị đối với doanh nghiệp.

Cuốn sách còn cung cấp danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu cà phê để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và xuất khẩu cà phê vào thị trường Bắc Âu.

Hy vọng báo cáo nghiên cứu hữu ích cho doanh nghiệp và bạn đọc.

THƯƠNG VỤ VIỆT NAM TẠI THỤY ĐIỂN
Biên soạn: Nguyễn Thị Hoàng Thúy

Thông tin về thị trường

Qui mô thị trường

Các nước Bắc Âu tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới tính theo đầu người. Trong đó, Na Uy đứng thứ hai, chỉ sau Phần Lan, tiếp theo Iceland đứng thứ ba, Đan Mạch đứng thứ tư, và Thụy Điển đứng thứ sáu với mức tiêu thụ lần lượt là 9,9 kg, 9 kg, 8,7 kg, và 8,2 kg/người/năm.

Cà phê không chỉ là một thức uống của người Bắc Âu mà còn là một văn hóa và lối sống không thể thiếu ở các nước này.

Tuy nhiên, do dân số nhỏ, qui mô thị trường cà phê khu vực Bắc Âu không lớn. Nhập khẩu cà phê của cả khu vực Bắc Âu trong năm 2020 chỉ chiếm 6,5% tổng nhập khẩu cà phê của khu vực kinh tế châu Âu (EEA), khoảng trên 16 tỷ USD, trong đó Thụy Điển chiếm 2,5%, Na Uy 1,2%, và Đan Mạch 1%.

Thụy Điển

Với mức tiêu thụ bình quân khoảng 8,2kg cà phê/người/năm, Thụy Điển tiêu thụ trung bình khoảng 70-80.000 tấn cà phê/năm.

Người Thụy Điển ưa thích cà phê và loại thức uống này là chủ đạo trong ngành đồ uống nóng. Theo Hiệp hội cà phê quốc gia Thụy Điển, trung bình một người sẽ tiêu thụ 3,4 cốc cà phê một ngày.

Sức tiêu thụ cà phê của người Thụy Điển luôn đi theo xu hướng của châu Âu, với sự tiêu thụ ngày càng tăng của các loại espresso và cappucino dẫn đến việc tiêu thụ hạt cà phê Robusta cũng tăng lên nhanh chóng trong thời gian gần đây, mặc dù, tiêu thụ hạt cà phê Arabica vẫn là chủ yếu.

Ở Thụy Điển, có hẳn văn hóa gọi là “fika”, có nghĩa là thư giãn, nghỉ ngơi vừa uống cà phê, ăn bánh ngọt vừa trò chuyện.

Fika là một thực tế phổ biến ở nơi làm việc, nơi nó tạo thành ít nhất một lần nghỉ giải lao trong một ngày làm việc bình thường. Thông thường, hai fika được thực hiện trong một ngày vào khoảng 9h sáng và một lần nữa vào lúc 3h chiều. Truyền thống Thụy Điển này đã lan rộng khắp các doanh nghiệp Thụy Điển trên khắp thế giới.

Số lượng quán cà phê tại Thụy Điển đã tăng lên trong những năm gần đây do các chuỗi cà phê mới mở và việc thiết lập các hoạt động mới của các nhà rang xay nhỏ, trong đó việc tiêu thụ cà phê espresso tăng đáng kể và các khu vực kinh doanh cà phê sôi động nhất là ở các thành phố lớn như Stockholm và Gothenburg.

Do văn hóa cà phê, thị trường tiếp tục tăng trưởng. Doanh thu từ cà phê của Thụy Điển dự kiến đạt 7,13 tỷ USD trong năm 2021. Giá trị thị trường được dự báo tăng trưởng trung bình 5,83%/năm trong giai đoạn 2021-2025.

Đan Mạch

Cà phê là một phần quan trọng trong văn hoá của người Đan Mạch với sự hiện hữu của những quán lớn nhỏ ở hầu hết mọi ngõ ngách, đặc biệt là ở thành phố Copenhagen.

Cà phê du nhập vào Đan Mạch từ thế kỷ thứ 18. Trung bình người Đan Mạch uống khoảng 4 cốc cà phê/ngày. Họ đặc biệt thích uống cà phê nguyên chất với sữa tươi hoặc kem tươi, không pha tạp các loại hạt khác hay chất khác vào cà phê.

Với mức tiêu thụ bình quân khoảng 8,7kg cà phê/người/năm, Đan Mạch tiêu thụ trung bình khoảng 40-50.000 tấn cà phê/năm.

Doanh thu cà phê ở Đan Mạch đạt 4,96 tỷ USD (tính theo giá bán lẻ) vào năm 2015, được dự báo sẽ đạt mức 6,83 trong năm nay. Mức này được dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh, trung bình 8,06% trong giai đoạn 2021-2025.

Na Uy

Như hầu hết các nước châu Âu khác, cà phê được du nhập vào Na Uy từ đầu thế kỷ thứ 18 và dành cho giới nhà giàu, quý tộc. Ngày nay, cà phê ở Na Uy thường được dùng trong bữa sáng và tráng miệng sau bữa tối, cà phê trở thành trung tâm của các bữa tiệc trong các dịp đặc biệt. 70-80% dân Na Uy uống cà phê hàng ngày, và nhiều người trong số họ uống 4-5 cốc/ngày.

Với mức tiêu thụ bình quân xấp xỉ 10kg cà phê/người/năm, Na Uy tiêu thụ trung bình khoảng 40-50.000 tấn cà phê/năm.

Thị trường cà phê ở Na Uy dự báo đạt 4,04 tỷ USD (tính theo giá bán lẻ) trong năm nay với mức tăng trưởng được dự báo là 5,25% trong giai đoạn 2021-2025.

Xu hướng thị trường

Như đã đề cập ở trên, Na Uy, Đan Mạch và Thụy Điển có tỷ lệ tiêu thụ cà phê bình quân đầu người cao nhất trên thế giới. Đứng thứ hai, thứ tư và thứ sáu trong số 10 quốc gia tiêu thụ cà phê hàng đầu, những thị trường đang hướng mạnh đến cà phê chất lượng cao. Do đó, thị trường cà phê các nước Bắc Âu nhập khẩu lượng Arabica tương đối cao và lượng Robusta thấp. Người tiêu dùng ở khu vực này quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ và thương mại công bằng, nên các chứng nhận như Rainforest Alliance-UTZ, Fairtrade đóng vai trò rất quan trọng.

Cà phê chất lượng cao

Cà phê chất lượng cao được chú trọng ở khu vực Bắc Âu. Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch được coi là những người chơi quan trọng trong thị trường cà phê đặc sản toàn cầu và việc nhập khẩu cà phê chất lượng cao đã trở thành trọng tâm chính ở thị trường Bắc Âu.

Na Uy, chẳng hạn, là nơi thành lập Hiệp hội Cà phê Đặc sản ở châu Âu. Người tiêu dùng Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy ngày càng tìm kiếm cà phê độc đáo, chất lượng cao trong các quán cà phê. Ở châu Âu, Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy ghi nhận mức tăng trưởng doanh số bán lẻ tại quán cà phê lớn nhất kể từ năm 2010. Do đó, số lượng chuỗi cà phê và các nhà rang xay siêu nhỏ cũng không ngừng tăng lên. Thụy Điển có hơn 1.700 cửa hàng cà phê vào năm 2018 và số lượng cửa hàng cà phê nhỏ liên tục tăng. Trong cùng năm, Đan Mạch thậm chí ghi nhận tỷ lệ quán cà phê mới đăng ký cao nhất ở châu Âu, đạt 14,5%.

Chuỗi cà phê lớn nhất đang hoạt động ở khu vực Bắc Âu là Espresso House, có khoảng 460 cửa hàng ở khu vực. Các chuỗi lớn khác bao gồmJoe & The Juice (Đan Mạch) và Wayne’s Coffee (Thụy Điển).

Ngoài ra, các cửa hàng cà phê đặc sản ở khu vực Bắc Âu còn cóDrop Coffee Roasters (Thụy Điển),Sonny (Đan Mạch) và Fuglen (Na Uy). Các nhà rang xay này phục vụ các thị trường ngách và tuân theo các nguyên tắc thương mại trực tiếp dựa trên các mối quan hệ lâu dài bền chặt, tính minh bạch và sản phẩm chất lượng cao.

Nhu cầu ngày càng tăng đối với cà phê đặc sản kéo theo sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng về việc cà phê được trồng ở đâu và trồng như thế nào?

Cà phê hữu cơ

Các nước Bắc Âu được xếp hạng cao trong việc tiêu thụ thực phẩm hữu cơ ở châu Âu.

Đan Mạch và Thụy Điển là các nước đứng đầu thế giới về mức chi tiêu bình quân đầu người cho thực phẩm hữu cơ.

Tính theo tỷ lệ phần trăm, các sản phẩm hữu cơ chiếm 12,1% tổng doanh số bán lẻ thực phẩm của Đan Mạch trong năm 2019. Theo Tổ chức phi chính phủ Hữu cơ Đan Mạch, từ năm 2018 đến 2019, doanh số bán thực phẩm hữu cơ tại Đan Mạch đã tăng 9,4%. Hơn một nửa người dân Đan Mạch, cụ thể 52,5% dân số thường mua thực phẩm hữu cơ mỗi tuần. Cũng theo tổ chức này, trung bình mỗi người dân Đan Mạch chi khoảng 344 EUR cho tiêu dùng thực phẩm hữu cơ vào năm 2019, điều này đưa Đan Mạch trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về tiêu thụ thực phẩm hữu cơ.

Thị phần sản phẩm hữu cơ của Thụy Điển đạt 9,1%, với doanh số bán lẻ đạt 2,4 tỷ EUR. Tại Na Uy, doanh số bán lẻ các sản phẩm hữu cơ tăng 8% từ năm 2017 đến năm 2018, ngay cả khi tiêu thụ thực phẩm hữu cơ vẫn còn nhỏ so với hầu hết các nước Bắc Tây Âu khác, thị phần hữu cơ của Na Uy là 1,7%, doanh số bán lẻ là 394 triệu EUR.

Sự quan tâm đến cà phê hữu cơ tuân theo xu hướng chung của thị trường Bắc Âu đang phát triển. Cà phê phát triển nhanh nhất trong các loại đồ uống hữu cơ ở Đan mạch. Người tiêu dùng Thụy Điển cũng ngày càng ưa chuộng cà phê hữu cơ. Các nhà rang xay Bắc Âu và các thương hiệu cà phê luôn có các sản phẩm hữu cơ trong danh mục của họ.

Một thương hiệu tập trung mạnh vào cà phê hữu cơ và phát triển bền vững là Arvid Nordquist. Các nhà bán lẻ cung cấp nhãn hiệu hữu cơ của riêng họ, chẳng hạn như Anglamark từ Coop Đan Mạch.

Cà phê được sản xuất theo tiêu chuẩn phát triển bền vững

Doanh số bán cà phê có chứng nhận bền vững liên tục tăng trưởng ở khu vực Bắc Âu chủ yếu do nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với thực phẩm mang tính tích cực đối với xã hội và môi trường. Năm 2018, trong một cuộc khảo sát của Sustainable Brand Index, hơn 40.000 người tiêu dùng khu vực Bắc Âu được phỏng vấn, 62% người tiêu dùng Na Uy nói rằng tính bền vững là điểm quan trọng nhất trong quyết định mua hàng của họ, ở Thụy Điển là 73% và ở Đan Mạch là 72%.

Fairtrade có một vị trí vững chắc tại thị trường khu vực Bắc Âu. Đan Mạch là một trong những nước phát triển nhanh nhất thị trường cho cà phê được chứng nhận Fairtrade, với tốc độ tăng trưởng 25% từ năm 2016 đến năm 2017, với tổng doanh số bán lẻ có chứng nhận Fairtrade ở Đan Mạch lên tới 138 triệu EUR vào năm 2018. Thụy Điển và Na Uy tương ứng tăng 10% và 22%, đạt 386 triệu EUR và 121 triệu EUR. Cà phê được chứng nhận Fairtrade chiếm 11,3% tổng lượng cà phê tiêu thụ tại Thụy Điển.

Rainforest Alliance-UTZ cũng có mặt trên thị trường cà phê Bắc Âu. Nhiều cửa hàng cà phê và các thương hiệu ở khu vực này được chứng nhận Rainforest Alliance, bao gồmZoégas,Gevalia,Peter Larsen Kaffe,Risteriet Coffee,Irma,Evergood,Joh Johansson Kaffe, Wayne’s Coffee...

Nhà rang xay lớn của Thụy Điển, Löfbergs là một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới các sản phẩm hữu cơ và có chứng nhận Fairtrade. Kể từ năm 2019, 100% sản phẩm cà phê bán lẻ từ các nhà rang xay Löfbergs của Thụy Điển đã được chứng nhận Rainforest Alliance.

Phân khúc thị trường

Các phân khúc thị trường theo chất lượng

Cấp thấp: Đây là loại cà phê chủ yếu được dùng để pha trộn và sản xuất cà phê hòa tan, thường là Robusta (chiếm 40-100%) và không đòi hỏi nhiều chứng nhận. Phân khúc này chiếm thị phần lớn mặc dù đang suy giảm và chủ yếu được bán trong các siêu thị, văn phòng, và trường đại học. Giá bán lẻ dao động từ 6,67-7,5 euro/kg.

Tầm trung: Đây là loại cà phê có chất lượng tốt, thường bao gồm cà phê trộn cả Arabica và Robusta, chẳng hạn như espresso chất lượng cao. Cà phê trong phân khúc này đòi hỏi ít nhất có chứng nhận Rainforest Alliance/UTZ, vài loại cần chứng nhận hữu cơ và/hoặc thương mại công bằng. Phân khúc này có thị phần lớn và khá ổn định. Cà phê trong phân khúc này được bán trong các siêu thị và bán cho các công ty ngành dịch vụ thực phẩm. Giá bán lẻ dao động từ 11,88-13,05 euro/kg.

Cao cấp: Cà phê chất lượng cao chủ yếu là cà phê Arabica chế biến ướt, điểm thử từ 80-85. Các loại cà phê này thường có nguồn gốc duy nhất và có câu chuyện gắn liền. Phân khúc này được bán qua các kênh đặc biệt. Thị phần nhỏ nhưng đang phát triển.

Thượng lưu: Phân khúc thượng lưu bao gồm các loại cà phê đặc sản có chất lượng tuyệt vời, đạt điểm thử trên 85, thường trải qua quá trình xử lý sáng tạo như xử lý ướt, tự nhiên hoặc xử lý mật ong. Những loại cà phê này thường có nguồn gốc duy nhất và có thể truy xuất, và thường được bán trực tiếp bởi các nhà rang xay đặc biệt hoặc các cửa hàng cà phê đặc sản. Phân khúc này có thị phần nhỏ nhưng đang phát triển.

Giá bán lẻ cà phê cao cấp và thượng lưu khoảng 53,59-105,16 euro/kg.

Phân khúc thị trường theo chất lượng được thể hiện như hình dưới đây:

Giá cà phê nhân xuất khẩu thông thường vào khoảng 5-25% giá bán lẻ phụ thuộc vào chất lượng, kích cỡ hạt, và quan hệ giữa người mua và người bán. Giá trị cà phê được phân chia như hình dưới đây:

Phân khúc thị trường tiêu dùng tại nhà và tiêu dùng bên ngoài

Ngoài phân khúc thị trường theo chất lượng, cà phê ở Bắc Âu được chia thành phân khúc tiêu dùng tại nhà (in-home) và tiêu dùng bên ngoài (out-home).

Tiêu dùng tại nhà : Tiêu thụ cà phê tại nhà khá phổ biến ở khu vực Bắc Âu. Doanh số bán lẻ tại Đan Mạch chiếm khoảng 75% doanh số bán hàng cà phê của cả nước. Tại Thụy Điển, doanh số bán lẻ chiếm khoảng 71% tổng doanh số bán cà phê. Tại Na Uy, tiêu thụ tại nhà chiếm 47% doanh số bán cà phê. Các viên nén có thị phần rất thấp tại khu vực Bắc Âu, chỉ chiểm 4% thị phần bán lẻ cà phê ở Đan Mạch và 1% ở Thụy Điển. Cà phê tiêu thụ tại nhà thường được mua tại các siêu thị, các cửa hàng chuyên biệt, và trực tuyến trên website.

Tiêu dùng bên ngoài : Tiêu dùng bên ngoài đang phát triển mạnh mẽ ở Bắc Âu, nơi người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm các loại cà phê độc đáo, chất lượng cao trong các cửa hàng cà phê. Theo thống kê, khoảng 53% tổng doanh số bán cà phê ở Na Uy đã được tiêu dùng bên ngoài, trong đó 29% tiêu thụ ở công sở, và 23% ở cửa hàng cà phê, nhà hàng và khách sạn. Thị phần dịch vụ thực phẩm ở Thụy Điển đạt 29% tổng doanh số bán cà phê năm 2018, trong khi tại Đan Mạch, tiêu dùng bên ngoài chiếm 25% thị phần. Đan Mạch là nước có tỷ lệ tăng trưởng các quán cà phê mới cao nhất châu Âu trong năm 2018, đạt 14,5%. Tiêu thụ bên ngoài thường được mua tại các cửa hàng cà phê, nhà hàng, khách sạn, tiệm bánh, văn phòng.

Tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu

Tình hình sản xuất

Do điều kiện khí hậu, các nước Bắc Âu hầu như không trồng cà phê. Số liệu xuất khẩu cà phê như trình bày ở dưới đây chủ yếu là các doanh nghiệp nhập khẩu cà phê nhân, rang xay, chế biến rồi xuất khẩu đi các nước xung quanh.

Tình hình xuất khẩu

Thụy Điển

Năm 20020, Thụy Điển xuất khẩu hơn 142 triệu USD cà phê. Trong đó, khoảng 75% là xuất khẩu sang các nước Bắc Âu láng giềng như Đan Mạch (32,2%), Na Uy (21,7%), Phần Lan (20,7%). Còn lại chủ yếu xuất khẩu sang các nước châu Âu khác.

10 nước nhập khẩu cà phê nhiều nhất từ Thụy Điển trong giai đoạn 2016-2020

Đan Mạch

Năm 20020, Đan Mạch xuất khẩu hơn 59,52 triệu USD cà phê. Trong đó, xuất khẩu 27,78 triệu sang các nước Bắc Âu xung quanh, chiếm khoảng 47%. Còn lại xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ và các nước châu Âu khác.

Phần lớn cà phê xuất khẩu của Đan Mạch là cà phê hữu cơ.

10 nước nhập khẩu cà phê nhiều nhất từ Đan Mạch trong giai đoạn 2016-2020

Xuất khẩu cà phê organic của Đan Mạch

Na Uy

Xuất khẩu cà phê của Na Uy là không đáng kể. Năm 20020, Na Uy xuất khẩu chỉ hơn 6 triệu USD cà phê, trong đó khoảng 50% xuất khẩu sang các nước láng giềng Bắc Âu.

10 nước nhập khẩu cà phê nhiều nhất từ Na Uy trong giai đoạn 2016-2020

Tình hình nhập khẩu

Mặc dù mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người cao nhưng do dân số ít nên lượng nhập khẩu vào Na Uy, Đan Mạch và Thụy Điển tương đối thấp so với các nước khác ở châu Âu. Cả khi vực Bắc Âu chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng nhập khẩu cà phê của châu Âu, trong đó, Thụy Điển (2,9%), Na Uy (0,9%) và Đan Mạch (0,5%).

Ở Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy, cà phê chủ yếu được tiêu thụ là cà phê đen, nghĩa là không có sữa và đường. Do vậy, chất lượng của cà phê là rất quan trọng ở những thị trường này. Cà phê tiêu thụ ở Bắc Âu hướng mạnh vào cà phê chất lượng cao, chủ yếu là cà phê Arabica.

Hầu hết hạt cà phê nhân nhập khẩu vào khu vực này thông qua các cảng Oslo (Na Uy), Aarhus (Đan Mạch), Gävle hoặc Stockholm (Thụy Điển). Hầu hết các nhà kinh doanh cà phê nhân đều nằm gần các cảng này.

Hơn 90% cà phê nhập khẩu của Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy có nguồn gốc trực tiếp từ các nước sản xuất. Sự xuất hiện của các nhà rang xay cà phê đặc sản nhỏ ngày càng mang lại cơ hội cho các mô hình thương mại trực tiếp.

Thụy Điển

Nhập khẩu cà phê của Thụy Điển trong giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: nghìn USD
Nguồn: ITC
HS Mặt hàng 2016 2017 2018 2019 2020
'090111 Cà phê chưa rang, chưa khử chất caffeine 348.600 381.484 322.706 308.088 325.335
'090121 Cà phê đã rang, chưa khử chất caffeine 114.033 119.238 98.070 88.699 96.535
'090122 Cà phê đã rang, đã khử chất caffeine 1.991 1.528 1.633 1.646 1.441
'090190 Các loại khác như vỏ lụa cà phê, các chất thay thế có chứa cà phê 429 277 263 237 369
'090112 Cà phê chưa rang, đã khử chất caffeine 52 213 1.254 2.723 34

10 nước xuất khẩu nhiều cà phê nhất vào thị trường Thụy Điển trong năm 2020

Đơn vị: nghìn USD
Nguồn: ITC
Nước Kim ngạch XK năm 2020 (nghìn USD) Thị phần tại Thụy Điển (%) Số lượng (tấn) Giá trung bình (USD/tấn) Tăng trưởng kim ngạch 2016-20 (%/năm) Tăng trưởng số lượng 2016-20 (%/năm)
Tổng 413 .477 100 122 .694 3.370 -4 0
Brazil 97.947 23,7 42.479 2.306 -2 2
Peru 37.772 9,1 11.040 3.421 -5 -3
Honduras 37.211 9,0 10.951 3.398 0 3
Bỉ 29.030 7,0 7.917 3.667 14 23
Hà Lan 26.077 6,3 5.808 4.490 -5 2
Đức 25.469 6,2 6.638 3.837 -9 -8
Thụy Sỹ 25.085 6,1 1.356 18.499 -7 2
Colombia 18.796 4,5 5.343 3.518 -18 -18
Kenya 17.645 4,3 4.424 3.988 -8 -2
Nicaragua 15.021 3,6 4.552 3.300 17 23
Việt Nam (17) 5.116 1,2 3.138 1.630 -3 4

Xu hướng tăng trưởng của 10 nước xuất khẩu cà phê nhiều nhất vào Thụy Điển trong giai đoạn 2016-2020

Đan Mạch

Nhập khẩu cà phê của Đan Mạch trong giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: nghìn USD
Nguồn: ITC
HS Mặt hàng 2016 2017 2018 2019 2020
'090121 Cà phê đã rang, chưa khử chất caffeine 113.609 132.028 126.006 119.823 127.133
'090111 Cà phê chưa rang, chưa khử chất caffeine 57.512 49.941 50.167 46.757 44.804
'090122 Cà phê đã rang, đã khử chất caffeine 742 654 679 963 1.330
'090190 Các loại khác như vỏ lụa cà phê, các chất thay thế có chứa cà phê 570 527 239 105 186
'090112 Cà phê chưa rang, đã khử chất caffeine 2.353 2.153 2.574 1.242 90

10 nước xuất khẩu nhiều cà phê nhất vào thị trường Đan Mạch trong năm 2020

Đơn vị: nghìn USD
Nguồn: ITC
Nước Kim ngạch XK năm 2020 (nghìn USD) Thị phần tại Đan Mạch (%) Số lượng (tấn) Giá trung bình (USD/tấn) Tăng trưởng kim ngạch 2016-20 (%/năm) Tăng trưởng số lượng 2016-20 (%/năm)
Tổng 170.653 100 35.945 4.748 -1 -3
Đức 47.600 27,9 10.312 4.616 -5 -1
Thụy Điển 46.701 27,4 9.014 5.181 -4 -3
Ba Lan 11.624 6,8 1.385 8.393 11 0
Brazil 9.374 5,5 4.041 2.320 -12 -10
Hà Lan 7.217 4,2 856 8.431 0 -5
Kenya 5.841 3,4 921 6.342 35 29
Pháp 4.882 2,9 401 12.175 81 44
Bỉ 4.467 2,6 512 8.725 81 87
Ý 3.757 2,2 257 14.619 6 -3
Colombia 3.398 2 953 3.566 -17 -17
Việt Nam (11) 2.497 1,5 1.576 1.584 -10 -4

Xu hướng tăng trưởng của 10 nước xuất khẩu cà phê nhiều nhất vào Đan Mạch trong giai đoạn 2016-2020

Na Uy

Nhập khẩu cà phê của Na Uy trong giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: nghìn USD
Nguồn: ITC
HS Mặt hàng 2016 2017 2018 2019 2020
'090111 Cà phê chưa rang, chưa khử chất caffeine 117.911 131.059 101.124 100.598 122.479
'090121 Cà phê đã rang, chưa khử chất caffeine 68.862 75.214 67.776 64.444 67.731
'090112 Cà phê chưa rang, đã khử chất caffeine 1.126 1.051 1.089 1.085 1.326
'090122 Cà phê đã rang, đã khử chất caffeine 886 911 783 836 1.065

10 nước xuất khẩu nhiều cà phê nhất vào thị trường Na Uy trong năm 2020

Đơn vị: nghìn USD
Nguồn: ITC
Nước Kim ngạch XK năm 2020 (nghìn USD) Thị phần tại Na Uy (%) Số lượng (tấn) Giá trung bình (USD/tấn) Tăng trưởng kim ngạch 2016-20 (%/năm) Tăng trưởng số lượng 2016-20 (%/năm)  
Tổng 192.478 100 43.767 4 . 398 -2 0
Brazil 48.751 25,3 16.872 2.889 -4 0
Colombia 44.798 23,3 12.091 3.705 2 2
Thụy Điển 18.858 9,8 3.145 5.996 3 6
Thụy Sỹ 15.970 8,3 767 20.821 -2 3
Guatemala 11.234 5,8 2.923 3.843 -9 -5
Kenya 10.062 5,2 1.499 6.712 3 2
Đức 6.202 3,2 629 9.860 7 7
Ý 4.968 2,6 370 13.427 0 0
Costa Rica 4.690 2,4 850 5.518 -4 -7
Peru 3.574 1,9 887 4.029 14 18
Việt Nam (20) 911 0,5 463 1 . 968 -25 -19

Xu hướng tăng trưởng của 10 nước xuất khẩu cà phê nhiều nhất vào Na Uy trong giai đoạn 2016-2020

Kênh phân phối

Các kênh phân phối chính

Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể sử dụng các kênh khác nhau để đưa cà phê vào thị trường khu vực Bắc Âu. Việc gia nhập thị trường sẽ khác nhau tùy theo chất lượng cà phê và khả năng cung cấp của doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng rút ngắn đang là xu hướng chung ở châu Âu cũng như ở Bắc Âu. Điều này có nghĩa rằng các nhà bán lẻ và các công ty rang cà phê ngày càng muốn tìm nguồn cung ứng trực tiếp cà phê nhân của họ.

Tại Bắc Âu, hơn 90% thị trường tiêu thụ cuối cùng là cà phê rang xay. Do đó, các kênh phân phối chính được thảo luận ở đây liên quan đến cà phê rang, đặc biệt là cà phê đặc sản.

Sơ đồ thị trường cà phê khu vực Bắc Âu

Tại Bắc Âu, những sản phẩm cà phê được chứng nhận (hữu cơ, Fair Trade, UTZ, Rainforest Alliance) thường được ưu tiên phân phối thông qua mạng lưới truyền thống.

Đặc biệt siêu thị là kênh phân phối quan trọng đặc biệt đối với cà phê. Phần lớn những tập đoàn bán lẻ lớn đều thu mua số lượng lớn những sản phẩm cà phê được chứng nhận. Các tập đoàn bán lẻ Bắc Âu thường thuê các nhà rang xay, pha chế cà phê sản xuất ra những sản phẩm sạch mang thương hiệu của mình mà không nhất thiết phải thực hiện tại các nước Bắc Âu.

Nhà nhập khẩu

Các nhà nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng trong thị trường cà phê, hoạt động như những nhà quản lý chuỗi cung ứng. Họ duy trì danh mục từ nhiều nguồn xuất xứ khác nhau, thanh toán tài chính trước, thực hiện kiểm soát chất lượng, quản lý biến động giá cả và thiết lập mối liên hệ giữa nhà sản xuất và người mua cuối cùng, chẳng hạn như nhà rang xay. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà nhập khẩu có mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp và khách hàng của họ.

Cà phê nhân chủ yếu vào thị trường Bắc Âu qua các cảng Oslo (Na Uy), Aarhus (Đan Mạch), Gävle hoặc Stockholm (Thụy Điển). Nói chung, các nhà nhập khẩu hoặc bán cà phê nhân cho các công ty rang xay trong nước hoặc tái xuất cho những người mua châu Âu khác.

Các nhà nhập khẩu quy mô lớn thường yêu cầu về số lượng tối thiểu khoảng 10 container, bao gồm nhiều loại với chất lượng và chứng nhận khác nhau. Đồng thời, họ hỗ trợ các hoạt động hậu cần, tiếp thị và tài chính.

Các nhà nhập khẩu đặc sản có thể mua số lượng nhỏ hơn cà phê chất lượng cao hoặc cà phê có xuất xứ đơn lẻ.

Nhà xuất khẩu cà phê nhân có thể cung cấp số lượng lớn nên xem xét việc thâm nhập thị trường thông qua các công ty nhập khẩu lớn. Các công ty này thường có đại lý hoặc văn phòng đại diện tại các nước sản xuất.

Nếu cà phê có chất lượng và điểm thử cao trên 80 và có chứng nhận chất lượng cùng với chứng nhận bền vững như chứng nhận sản phẩm hữu cơ hoặc thương mại công bằng có thể thâm nhập thị trường thông qua các nhà kinh doanh cà phê đặc sản.

Các nhà rang xay lớn và nhãn hiệu riêng

Hầu hết các nhà rang xay lớn đều mua cà phê nhân tại nước xuất xứ, mặc dù họ cũng có thể tìm nguồn hàng thông qua các nhà nhập khẩu. Các nhà rang xay thường thực hiện phân tích và thử để kiểm tra độ chín đều và xác định bất kỳ khuyết tật nào có thể xảy ra trong quá trình sau thu hoạch, chẳng hạn như quá trình lên men, sấy khô và bảo quản. Các nhà rang xay lớn thường pha trộn các loại hạt chất lượng khác nhau để duy trì chất lượng không đổi. Sản phẩm cuối cùng được phân phối cho các nhà bán lẻ và ngành dịch vụ thực phẩm. Các nhà rang xay có thể hoạt động dưới nhãn hiệu riêng.

Nếu các nhà xuất khẩu có thể cung cấp cà phê nhân số lượng lớn với chất lượng phù hợp nên thâm nhập thị trường Bắc Âu thông qua các nhà rang xay lớn. Cần thảo luận trước với họ về chất lượng tối thiểu và các yêu cầu khác như chứng nhận.

Các nhà rang xay nhỏ

Mặc dù các nhà rang xay nhỏ chủ yếu cung cấp cà phê của họ từ các nhà nhập khẩu, giúp cung cấp dịch vụ tài chính, kiểm soát chất lượng và hậu cần, ngày càng có nhiều nhà rang xay nhỏ nhập khẩu cà phê nhân trực tiếp từ nước xuất xứ. Các nhà rang xay nhỏ thường chuyên về một số loại chất lượng cao và có nguồn gốc đơn nhất. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà rang xay nhỏ đều có thể duy trì các mối quan hệ thương mại trực tiếp, vì họ phải đảm nhận các trách nhiệm bổ sung thường được thuê ngoài như hậu cần, chứng từ và thanh toán trước. Vì vậy, nhiều nhà rang xay nhỏ tiếp tục mua hàng qua các nhà nhập khẩu, nhưng vẫn duy trì kết nối trực tiếp với các nhà sản xuất của họ.

Nếu nhà xuất khẩu có cà phê chất lượng cao, số lượng ít, chứng nhận bền vững hoặc sẵn sàng tham gia vào quan hệ đối tác lâu dài thì nên thâm nhập thị trường qua các nhà rang xay nhỏ.

Trung gian và đại lý

Đại lý đóng vai trò trung gian giữa nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, và nhà rang xay. Một số đại lý độc lập, trong khi một số khác được thuê để thay mặt công ty mua hàng.

Nếu nhà xuất khẩu có ít kinh nghiệm xuất khẩu sang các nước Bắc Âu, các đại lý có thể đóng một vai trò rất quan trọng.

Danh sách một số doanh nghiệp nhập khẩu cà phê khu vực Bắc Âu

Các nhà nhập khẩu/tập đoàn bán lẻ quy mô lớn

ICA (Thụy Điển)

Axfood (Thụy Điển)

Kooperativa Förbundet (Thụy Điển)

Coop Denmark (Đan Mạch)

Salling Group (Đan Mạch)

BKI (Đan Mạch)

NAF Trading (Đan Mạch)

Merrild (Đan Mạch)

Coop Norge (Na Uy)

Joh. Johannson Kaffe (Na Uy)

Norgesgruppen (Na Uy)

Coop Norway (Na Uy)

Reitangruppen (Na Uy)

Các nhà nhập khẩu cà phê đặc sản

Ally Coffee (Thụy Điển)

Pezo Imports (Thụy Điển)

Coffee Please (Thụy Điển)

Kahls Kaffe (Thụy Điển)

Zoegas Kaffe (Thụy Điển)

Collaborative Coffee Source (Na Uy)

Nordic Approach (Na Uy)

Các nhà rang xay lớn

Arvid Nordquist (Thụy Điển)

Löfbergs (Thụy Điển)

Guldrutans Kafferosteri (Thụy Điển)

Kaffekompaniet (Thụy Điển)

KW Karlberg (Thụy Điển)

Ostindia Rosteriet (Thụy Điển)

Nordquist (Thụy Điển)

Bergstrands (Thụy Điển)

Impact Roasters (Đan Mạch)

Friele-Jacobs Douwe Egberts (Na Uy)

Các nhà rang xay nhỏ

Kafferäven (Thụy Điển)

Drop Coffee Roasters (Thụy Điển)

Johan & Nyström (Thụy Điển)

Lindvalls Kaffe (Thụy Điển)

Sultankaffe Rosteri (Thụy Điển)

Blekinge Kafferosteri (Thụy Điển)

Cafego (Thụy Điển)

Costas Roastery (Thụy Điển)

DaMatteo (Thụy Điển)

Etnia (Thụy Điển)

Guldrutans Kaffe (Thụy Điển)

Koppi (Thụy Điển)

Lilla Kafferostieriet (Thụy Điển)

Love Coffee (Thụy Điển)

Qvarsebo Kaffe (Thụy Điển)

Solde Kaffe (Thụy Điển)

Solo Kaffe (Thụy Điển)

Slöinge Kafferostier (Thụy Điển)

Stockholmroast (Thụy Điển)

Åre Kafferosteri (Thụy Điển)

Morgon Coffee Roaster (Thụy Điển)

La Cabra Coffee Roasters (Đan Mạch)

Coffee Collective (Đan Mạch)

Bonnen Kafferisteri (Đan Mạch)

Amokka Coffee Roasters (Đan Mạch)

Lippe (Na Uy)

Solberg & Hansen (Na Uy)

Các đại lý

Inge Karlsson Handels (Thụy Điển)

Bjørn R Paasche Agentur (Na Uy)

Các cơ sở dữ liệu doanh nghiệp hữu ích

Ngoài một số doanh nghiệp nêu trên, các nhà xuất khẩu cà phê có thể tìm kiếm thêm doanh nghiệp qua một số cơ sở dữ liệu doanh nghiệp dưới đây:

https://www.europages.co.uk/companies/coffee.html

https://www.organic-bio.com/en/directory/

https://vietnordic.com/doanh-nghiep/

Các qui định nhập khẩu

Thuế

Do Thụy Điển, Đan Mạch là thành viên của EU còn Na Uy thì không nên các qui định và mức thuế là khác nhau.

EU (Thụy Điển, Đan Mạch)

Trước khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, thuế suất cơ bản của Thụy Điển và Đan Mạch áp cho cà phê Việt Nam vào khoảng 7,5-11,5%. Sau khi Hiệp định có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, 100% số dòng thuế mặt hàng cà phê nhân được xóa ngay lập tức và trong vòng 3 năm, các chế phẩm từ hạt cà phê bao gồm cà phê hòa tan, tinh chất chứa cà phê cũng được xóa bỏ.

Để được hưởng các ưu đãi thuế quan theo EVFTA, cà phê Việt Nam phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ:

  • Cà phê phải có xuất xứ thuần túy, tức là được trồng tại Việt Nam;
  • Đối với các chế phẩm từ cà phê: không tái sản xuất lại từ các sản phẩm không xuất xứ trong cùng nhóm với sản phẩm đầu ra; và trọng lượng đường sử dụng trong sản phẩm không được vượt quá 40% trọng lượng sản phẩm.

Thuế trung bình của Thụy Điển và Đan Mạch đánh vào mặt hàng cà phê của các nước

Đơn vị: nghìn USD
Nguồn: ITC
HS Mặt hàng Thuế trung bình (%)
  Tất cả các mặt hàng cà phê 1
'090111 Cà phê chưa rang, chưa khử chất caffeine 0
'090112 Cà phê chưa rang, đã khử chất caffeine 2,6
'090121 Cà phê đã rang, chưa khử chất caffeine 2,2
'090122 Cà phê đã rang, đã khử chất caffeine 2,6

So sánh thuế của các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam

Đơn vị tính: %
Nguồn: ITC
HS Mặt hàng Brazil Columbia Peru Honduras Trung Quốc
'090111 Cà phê chưa rang, chưa khử chất caffeine 0 0 0
'090112 Cà phê chưa rang, đã khử chất caffeine 8,3 0 8,3
'090121 Cà phê đã rang, chưa khử chất caffeine 7,5 0 7,5
'090122 Cà phê đã rang, đã khử chất caffeine 9 0 9

Na Uy

Na Uy không đánh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng cà phê.

Qui định nhập khẩu

Mặc dù Na Uy không phải là thành viên EU nhưng là thành viên EEA nên các quy định về an toàn thực phẩm thường theo quy định chung của EU.

Yêu cầu pháp lý chung

EU có một cách tiếp cận kép trong việc hài hòa luật thực phẩm: hệ thống luật theo "chiều ngang" bao gồm các khía cạnh phổ biến cho tất cả các loại thực phẩm (chẳng hạn như phụ gia, dán nhãn, vệ sinh...) và hệ thống luật theo "chiều dọc" về các sản phẩm cụ thể (ví dụ, cà phê). Các doanh nghiệp lưu ý rằng các sản phẩm có thể phải tuân thủ một số các quy định khác nhau.

Luật Thực phẩm chung (EC) 178/2002 , quy định các nền tảng pháp lý cho vấn đề an toàn thực phẩm của EU, là văn bản khung quy định tất cả các nguyên tắc chung, bao gồm cả nguyên tắc phòng ngừa, các yêu cầu và thủ tục liên quan đến an toàn thực phẩm, và quản lý khủng hoảng.

Bên cạnh các quy định chính nêu trên, cơ sở pháp lý cho an toàn thực phẩm còn được điều chỉnh bởi các quy định về các ngưỡng an toàn cho phép, đó là:

  • Quy định (EC) 1881/2006 về hàm lượng tối đa chất ô nhiễm trong thực phẩm được ban hành năm 2006;
  • Quy định (EC) 396/2005 về ngưỡng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên thực phẩm và thức ăn gia súc có nguồn gốc từ động thực vật được ban hành năm 2005;
  • Quy định (EC) 2073/2005 về các chỉ tiêu vi sinh vật cho thực phẩm được ban hành năm 2005.

Cà phê nhập khẩu vào khu vực Bắc Âu bắt buộc phải tuân theo các yêu cầu và qui định chung của Liên minh châu Âu đối với thực phẩm.

Mặt hàng cà phê cần lưu ý nhất là truy xuất nguồn gốc và vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần chú ý đặc biệt đến các nguồn gây ô nhiễm cụ thể, trong đó phổ biến nhất là thuốc trừ sâu (dư lượng tối đa MRLs đối với mỗi loại thuốc trừ sâu), độc tố nấm (nấm), salmonella (nguy cơ thấp đối với cà phê).

Truy xuất nguồn gốc

Do sự gia tăng lo ngại về an toàn và sức khỏe người tiêu dùng, truy xuất nguồn gốc về cơ bản là một yêu cầu đặt ra đối với các nhà nhập khẩu Bắc Âu và các nhà xuất khẩu Việt Nam về cà phê nhân hoặc cà phê đã chế biến (tức là rang xay hoặc hòa tan). Theo đó, cà phê và các sản phẩm cà phê phải được theo dõi trong suốt toàn bộ chuỗi cung ứng để đảm bảo an toàn thực phẩm, cho phép hành động thích hợp trong trường hợp thực phẩm không an toàn và hạn chế nguy cơ nhiễm độc.

Một lý do khác cho yêu cầu truy xuất nguồn gốc là nhà nhập khẩu, nhà rang xay và người tiêu dùng muốn biết chính xác quá trình, cách thức sản xuất cà phê, cũng như các khía cạnh khác như điều kiện xã hội, môi trường và kinh tế. Nói cách khác: việc sản xuất cà phê trong toàn bộ chuỗi giá trị có bền vững không?

Vì vậy, có một hệ thống truy xuất nguồn gốc là lợi thế tạo sự tin cậy cho khách hàng và ổn định thị phần.

Ví dụ về dữ liệu truy tìm nguồn gốc:

Dữ liệu thu thập Thông tin cần ghi
Số lô hàng đầu vào Số định dạng gói
Mô tả sản phẩm Mô tả sản phẩm
Ngày xếp hàng Ngày phát lệnh và chuyển hàng
Nơi xuất xứ Tên công ty và địa chỉ
Định danh vận tải Số lệnh của khách hàng
Định danh con tàu Tên công ty và địa chỉ
Định danh điểm đến Tên khách hàng và địa chỉ
Định danh người nhận Số khách hàng
Số lượng Số pallet gửi đi
Đơn vị (bao) Số

Chất ô nhiễm:

Chính sách an toàn thực phẩm của EU đã đặt ra các mức tối đa đối với một số chất gây ô nhiễm trong các sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cụ thể.

Một số nghiên cứu cho thấy hạt cà phê có khuyết tật bị ô nhiễm nhiều hơn. Hạt bị côn trùng phá hại (sâu đục quả cà phê, bọ xít hút máu hoặc ruồi đục quả) hoặc do các loại nấm khác tấn công, đóng một vai trò trong việc làm ô nhiễm cà phê. Việc loại bỏ những hạt bị hỏng này sẽ làm giảm đáng kể sự ô nhiễm ochratoxin A.

Do lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và an toàn thực phẩm, cơ quan chức năng châu Âu giảm thiểu rủi ro bằng cách thiết lập mức tối đa các chất độc để kiểm soát mối nguy hiểm vi sinh và hóa học trong các chuỗi cung ứng và, do đó, giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe người tiêu dùng. Cà phê không được xuất khẩu sang các thị trường châu Âu nói chung và thị trường Bắc Âu nói riêng nếu các chất ô nhiễm vượt mức cho phép.

Danh mục mức tối đa của các chất ô nhiễm trên từng loại sản phẩm có sẵn trên cổng Export Helpdesk . Hiện nay, các loại chất độc sau đã được kiểm tra và phải tính đến (Quy định EC số 1881/2006 ):

  • Độc tố nấm, thường được coi là độc hơn cả thuốc trừ sâu, (Aflatoxin, Ochratoxin A, độc tố nấm Fusarium, Patulin) có nguồn gốc từ nấm mốc;
  • Poly-thơm hydrocarbon (PAH) (chỉ liên quan đến cà phê rang, có thể do hạt cà phê tiếp xúc trực tiếp với khói, ví dụ do mấy sấy chất lượng kém chẳng hạn);
  • Dung môi để khử caffeine, ví dụ methyl acetate (20mg/kg trong cà phê), diclometan (2mg/kg trong cà phê rang) và ethylmethylketone (20 mg/kg trong cà phê);
  • Ochratoxin A (OTA) được đặt ra cho cà phê và các giới hạn này khác nhau tùy thuộc vào việc cà phê được rang hay hòa tan (cà phê Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu trước đây thường hay vượt mức);
  • Hydrocarbon contamination - thường do túi đay cà phê vì 'dầu trộn' được sử dụng để làm mềm các sợi đay trước khi dệt;
  • Kim loại nặng (hiếm và thường liên quan đến cà phê trồng trên đất núi lửa).

Tham khảo thêm các quy định cụ thể của EU đối với một số chất gây ô nhiễm:

Thuốc trừ sâu:

Vì ba lý do cụ thể dưới đây, các nước EU muốn giảm thiểu các mối nguy hiểm của thuốc trừ sâu bằng cách thiết lập mức tối đa của dư lượng (MLRS) thuốc trừ sâu:

  • Những quan ngại về sức khỏe của người dân, trẻ em và người tiêu dùng;
  • Nhiễm độc nguồn nước;
  • Mất đa dạng sinh học.

Quy định (EC) 1107/2009 đặt ra các quy tắc cấp phép cho các sản phẩm bảo vệ thực vật (PPP hay còn gọi là thuốc trừ sâu). Chỉ PPP có chứa các hoạt chất trong danh sách các hoạt chất được phê duyệt như trong quy định (EU) 540/2011 mới được phép sử dụng tại EU. Trước đây, bất kỳ PPP nào cũng có thể đưa vào thị trường hoặc sử dụng, nhưng bây giờ phải được các nước thành viên liên quan cho phép. Khi một nước thành viên cho phép PPP nào thì PPP đó sẽ được công nhận và cho phép sử dụng trong toàn EU. Mức dư lượng tối đa (MRLs) cho các chất không có trong danh sách được phép của EU sẽ được đặt ở mức mặc định 0,01 mg/kg.

Chỉ thị (EC) 2009/128 về việc sử dụng thuốc trừ sâu bền vững cũng là một phần trong các quy định về thuốc trừ sâu.

Cơ sở dữ liệu về thuốc trừ sâu EU cung cấp tổng quan về MRLs (mức dư lượng tối đa) được cho phép trong hạt cà phê. Cà phê có chứa thuốc trừ sâu nhiều hơn mức cho phép sẽ không được vào thị trường EU.

Yêu cầu chất lượng

Cà phê nhân được phân loại chất lượng trước khi xuất khẩu. Tuy nhiên, vốn không tồn tại một hệ thống phân loại, đánh giá chung trên toàn thế giới cho cà phê. Các quốc gia sản xuất khác nhau có hệ thống đánh giá riêng. Tuy vậy, quá trình phân loại cà phê thường được dựa trên một số tiêu chí sau: vùng, khu vực, độ cao canh tác, giống loài thực vật, phương pháp chế biến (chế biến ướt hay khô, rửa hay để tự nhiên), kích cỡ hạt (đôi khi là hình dạng và màu sắc hạt), số lượng hạt lỗi, chất lượng hương vị như mùi vị, đặc tính, độ sạch.

Cà phê đặc sản được phân loại theo hồ sơ nếm thử và đánh giá chất lượng theo các tiêu chí bao gồm: hương thơm, vị, hậu vị, tính chua, độ mạnh, cân bằng, tính đồng nhất, độ sạch, đậm đà, lỗi, và tổng quát.

Nếu muốn xuất khẩu cà phê đặc sản, nên thêm chứng nhận điểm thử vào tài liệu giới thiệu, mặc dù điều này không phải bắt buộc.

Lưu ý rằng không có định nghĩa chính xác về cà phê đặc sản trong ngành cà phê. Viện Chất lượng Cà phê và các quy trình thử của Hiệp hội Cà phê Đặc sản cho rằng cà phê được phân loại và thử nếm với điểm số dưới 80 được coi là chất lượng tiêu chuẩn và không phải là đặc sản. Tuy nhiên, điểm số tối thiểu chính xác để xác định cà phê đặc sản khác nhau ở mỗi quốc gia và mỗi người mua. Một số người mua cho rằng 80 là quá thấp và yêu cầu điểm thử là 85 hoặc cao hơn.

Yêu cầu ghi nhãn

Nhãn cà phê xuất khẩu phải tuân thủ các yêu cầu ghi nhãn thực phẩm chung của Liên minh châu Âu tại quy định (EU) 1169/2011 về Thông tin thực phẩm cho người tiêu dùng (FIC) được Ủy ban châu Âu ban hành vào ngày 22/11/2011. Quy định này được áp dụng cho tất cả các thực phẩm đóng gói sẵn và đồ uống bán trên lãnh thổ EU kể từ ngày 13/12/2014. Khai báo dinh dưỡng là bắt buộc và bắt đầu được áp dụng từ ngày 13/12/2016. Tóm tắt các quy định ghi nhãn chung được trình bày ở phần dưới.

Ngoài ra, nhãn cà phê cần có thêm các thông tin để đảm bảo truy xuất nguồn gốc của từng lô hàng:

Đối với cà phê chiết xuất, hòa tan hay cà phê uống liền (trừ cà phê torrefacto hòa tan. Đây là cà phê được rang theo một quy trình bao gồm việc thêm một lượng đường nhất định trong quá trình rang) được yêu cầu ghi nhãn cụ thể áp dụng như ghi "chiết xuất cà phê", "chiết xuất cà phê hòa tan", "cà phê hòa tan" hay "cà phê uống liền". Thuật ngữ "đậm đặc" chỉ có thể ghi trên nhãn nếu hàm lượng chất khô cà phê hơn 25% tính theo trọng lượng, trong khi thuật ngữ "đã khử caffein" phải xuất hiện nếu hàm lượng caffeine khan không vượt quá 0,3% tính theo trọng lượng của chất khô cà phê. Thông tin này phải nằm trong cùng mục mô tả bán hàng.

Chiết xuất cà phê ở dạng rắn hoặc bột nhào: Để được coi là "cà phê", hàm lượng chất khô phải không dưới 95% tính theo trọng lượng cà phê khô, và giữa 70% và 85% tính theo trọng lượng nếu là cà phê bột nhào. Cà phê không được chứa các chất khác ngoài các chất có nguồn gốc từ quá trình chiết xuất cà phê và nhãn phải ghi rõ hàm lượng chất khô cà phê dựa trên mức tối thiểu, thể hiện theo tỷ lệ phần trăm trọng lượng của sản phẩm.

Chiết xuất cà phê chất lỏng: Hàm lượng chất khô phải có từ 15% đến 55% trọng lượng dung dịch cà phê. Nếu có chứa các loại đường rang hoặc chưa rang thì tỷ lệ không được vượt quá 12% tính theo trọng lượng và nhãn phải bao gồm các điều khoản “với”, "bảo quản bằng", "với thêm" hay "rang với" sau tên loại đường được sử dụng.

Ví dụ về việc ghi nhãn cà phê

Tham khảo thêm tóm tắt các yêu cầu chung về quy định ghi nhãn theo quy định (EU) 1169/2011.

Xem thêm hướng dẫn của EU qua hình ảnh minh họa: https://ec.europa.eu/food/system/files/2016-10/labelling_legislation_infographic_food_labelling_rules_2014_en.pdf


Nhãn thực phẩm

  • Yêu cầu về ngôn ngữ/ Yêu cầu của các nước thành viên cụ thể
  • Kích thước phông chữ tối thiểu
  • Tên của thực phẩm (phải bao gồm các phương pháp xử lý cụ thể đối với một số sản phẩm cụ thể)
  • Cảnh báo (phụ lục III quy định (EU) 1169/2011 liệt kê danh sách các sản phẩm yêu cầu nhãn cảnh báo)
  • Hướng dẫn sử dụng (ký hiệu được phép thêm vào phần chữ)

Ghi nhãn dị ứng

  • Các chất gây dị ứng được liệt kê trong phụ lục II quy định (EU) 1169/2011 phải được đề cập
  • Hộp thông tin về chất gây dị ứng không được phép khi danh sách thành phần được cung cấp
  • Mỗi chất gây dị ứng phải được đánh dấu (đậm, tô màu nền) trong danh sách thành phần
  • "Nội dung + tên của chất gây dị ứng" nếu chất gây dị ứng không có trong danh sách thành phần

Danh sách thành phần

  • Tiêu đề phải bao gồm từ "thành phần" (không làm nổi bật)
  • Tất cả các thành phần phải được liệt kê theo thứ tự trọng lượng giảm dần
  • "Nano" trong ngoặc để cho thấy sự hiện diện của vật liệu nano
  • Tuyên bố định lượng thành phần (QUID) cho các thành phần đặc biệt nhấn mạnh
  • Nguồn dầu thực vật hoặc chất béo phải được đề cập
  • NGÀY CÓ ĐỘ BỀN TỐI THIỂU/HẠN SỬ DỤNG
  • Hướng dẫn được liệt kê trong phụ lục X quy định (EU) 1169/2011
  • "Hạn sử dụng" trên các loại thực phẩm rất dễ hỏng/trên từng phần đóng gói sẵn/hướng dẫn bảo quản
  • "Sử dụng tốt nhất trước” trên các loại thực phẩm khác
  • Tham chiếu đến nơi ngày được in trên nhãn

Nước xuất xứ (cool)

  • COOL là bắt buộc trong trường hợp nếu không có sẽ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng
  • COOL bắt buộc đối với các thành phần chính trong trường hợp nếu không có sẽ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng

Thông tin dinh dưỡng bắt buộc

  • Hướng dẫn trong phụ lục XV quy định (EU) 1169/2011
  • Định dạng bảng (định dạng tuyến tính nơi không gian không cho phép định dạng bảng)
  • Tính trên mỗi 100g/ml
  • Năng lượng tính bằng KJ và kcal
  • Theo thứ tự:
  • Chất béo
  • Chất béo bão hòa – Saturates
  • Carbohydrate
  • Đường
  • Đạm
  • Muối (không phải natri)
  • Thông tin dinh dưỡng tự nguyện
  • Chất béo không bão hòa đơn - Monounsaturates
  • Chất béo bão hòa đa - Polyunsaturates
  • Chất tạo ngọt
  • Tinh bột
  • Chất xơ
  • Vitamin và khoáng chất được liệt kê trong phụ lục XIII quy định (EU) 1169/2011
  • Giá trị năng lượng hoặc giá trị năng lượng cùng với chất béo, chất béo bão hòa, đường, muối có thể được lặp lại
  • Lượng tham chiếu (RI) đặt ra trong phụ lục XIII cho mỗi phần hoặc mỗi đơn vị tiêu thụ (phải bao gồm giá trị năng lượng tính trên mỗi 100g/ml và mỗi phần/đơn vị tiêu thụ)

Thông tin dinh dưỡng tự nguyện

  • Chất béo không bão hòa đơn - Monounsaturates
  • Chất béo bão hòa đa - Polyunsaturates
  • Chất tạo ngọt
  • Tinh bột
  • Chất xơ
  • Vitamin và khoáng chất được liệt kê trong phụ lục XIII quy định (EU) 1169/2011
  • Giá trị năng lượng hoặc giá trị năng lượng cùng với chất béo, chất béo bão hòa, đường, muối có thể được lặp lại
  • Lượng tham chiếu (RI) đặt ra trong phụ lục XIII cho mỗi phần hoặc mỗi đơn vị tiêu thụ (phải bao gồm giá trị năng lượng tính trên mỗi 100g/ml và mỗi phần/đơn vị tiêu thụ)

Yêu cầu đóng gói

Theo truyền thống, hạt cà phê được vận chuyển trong các túi dệt làm từ sợi tự nhiên hoặc đay. Túi đay phải dai và chắc.

Các vật liệu khác, chẳng hạn như grainpro hoặc vật liệu cải tiến khác như tấm lót videplast, thường được sử dụng để đóng gói cà phê đặc sản bên trong túi đay.

Hầu hết các hạt cà phê chất lượng tiêu chuẩn được nhập khẩu vào khu vực Bắc Âu được đóng trong các bao đay 60-70kg/bao, sau đó vào trong container lót 20 tấn (một loại bao bì lớn chuyên dùng đóng chất lỏng trước khi cho vào container thông thường), với khối lượng tịnh là 17-19 tấn cà phê.

Việc sử dụng nguyên liệu đóng gói cà phê cần tham khảo quy định (EC) 1935/2004 đưa ra các yêu cầu cơ bản cho tất cả các loại nguyên liệu tiếp xúc với thực phẩm. Quy định này cũng đưa ra các yêu cầu ghi nhãn và truy xuất nguồn gốc và thủ tục cho phép các chất được sử dụng thông qua Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA).

Phụ lục I quy định (EC) 1935/2004 liệt kê danh sách các nhóm vật liệu có thể được bao phủ thực phẩm bởi các biện pháp cụ thể.

Quy định (EC) 2023/2006 đưa ra nguyên tắc thực hành sản xuất tốt (GMP) đối với các nhóm nguyên liệu và vật phẩm dự kiến có tiếp xúc với thực phẩm được liệt kê trong phụ lục I quy định (EC) 1935/2004.

Ví dụ về bao gói

Các yêu cầu bổ sung

Yêu cầu bổ sung về an toàn thực phẩm

Người mua Bắc Âu thường quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm. Về qui trình sản xuất và xử lý, cần quan tâm đến bộ qui tắc Thực hành nông nghiệp tốt (GlobalGAP), bộ tiêu chuẩn tự nguyện để chứng nhận các qui trình sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp an toàn và có thể truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra, việc thực hiện Hệ thống Quản lý Chất lượng (QMS) cũng cần được quan tâm. Hệ thống này dựa trên phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn. HACCP thường là tiêu chuẩn tối thiểu trong bảo quản và xử lý cà phê nhân.

Mặc dù, quy định của EU chỉ yêu cầu một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đối với các nhà cung ứng thực phẩm trong EU nên không bắt buộc đối với các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, vì an toàn thực phẩm là một ưu tiên hàng đầu trong thực phẩm của EU, nhiều nhà nhập khẩu Bắc Âu yêu cầu các nhà xuất khẩu cà phê áp dụng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên các nguyên tắc HACCP. Với HACCP, một nhà sản xuất cà phê có thể kiểm soát các mối nguy hiểm thực phẩm sinh học, hóa học hay vật lý có thể xảy ra trong quá trình chế biến cà phê của mình. Với một hệ thống có bằng chứng tài liệu, nhà sản xuất có thể chứng minh cách thức kiểm soát mối nguy hiểm. Việc có một hệ thống sẽ cải thiện vị thế cạnh tranh xuất khẩu cà phê, còn cao hơn nếu là một hệ thống được chứng nhận (ví dụ như ISO22000).

Các nhà bán lẻ lớn của Bắc Âu thường yêu cầu chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm BRC hoặc IFS.

Yêu cầu bổ sung về bền vững

Người dân Bắc Âu ngày càng coi trọng các vấn đề xã hội và môi trường. Trách nhiệm doanh nghiệp và sự phát triển bền vững ngày càng được quan tâm. Việc áp dụng các quy tắc ứng xử hoặc chính sách phát triển bền vững liên quan đến các tác động môi trường và xã hội sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Các công ty hàng đầu trong thị trường cà phê ở Bắc Âu như Jacobs Douwe Egberts và Merrild, đều có chính sách bền vững.

Yêu cầu chung là nhà cung cấp phải ký tài liệu quy tắc ứng xử trong đó có tuyên bố rằng sẽ kinh doanh một cách có trách nhiệm, có nghĩa là tôn trọng các vấn đề về môi trường, lao động, tham nhũng... Bên cạnh các quy định theo từng công ty, các quy định chung như ISO26000 và SA8000 có thể được sử dụng.

Các tiêu chuẩn chứng nhận như Rainforest Alliance-UTZ cũng trở nên quan trọng trong thị trường cà phê chính thống. Các tiêu chuẩn chứng nhận này thường là một phần của chiến lược phát triển bền vững của các nhà kinh doanh, rang xay và bán lẻ. Ví dụ, UTZ có công cụ từng bước để thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ, hướng dẫn thực hiện quy tắc ứng xử, hướng dẫn thực hành tốt về cà phê và hướng dẫn đào tạo trực tuyến (e-learning).

Các nhà nhập khẩu và rang xay khu vực Bắc Âu như NAF Trading (Đan Mạch) và Joh. Johannson Kaffe (Na Uy), xử lý nhiều loại cà phê có nguồn gốc khác nhau và sử dụng các chứng nhận khác nhau.

Thị trường cà phê được chứng nhận thương mại công bằng cũng đang phát triển ở khu vực này. Có chứng nhận thương mại công bằng cho sản phẩm là một cách đã được chứng minh về sự tuân thủ của doanh nghiệp với các điều kiện xã hội trong chuỗi cung ứng. Tiêu chuẩn thương mại công bằng phổ biến nhất là Fairtrade. Trước khi tiếp thị cà phê thương mại công bằng hoặc hữu cơ, cơ sở chứng nhận được công nhận phải kiểm tra các cơ sở trồng trọt và chế biến. Các cơ sở chứng nhận được công nhận bao gồm Control Union, Ecocert, Flocert, ProCert và SGS.

Yêu cầu bổ sung về sản phẩm hữu cơ

Cà phê hữu cơ được sản xuất và chế biến theo kỹ thuật tự nhiên, ví dụ như luân canh cây trồng, bảo vệ thực vật sinh học, phân xanh, phân bón tổng hợp. Khu vực Bắc Âu là một thị trường quan trọng của cà phê hữu cơ, dự kiến ​​ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Muốn tiếp thị cà phê hữu cơ tại khu vực Bắc Âu, cần tuân thủ các quy định của Liên minh châu Âu về sản xuất hữu cơ và dán nhãn. Được cấp biểu tượng sản phẩm hữu cơ của EU là yêu cầu luật pháp tối thiểu để tiếp thị cà phê hữu cơ ở Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch.

Ở Thụy Điển, KRAV, một hiệp hội hữu cơ tư nhân với tiêu chuẩn và nhãn hiệu riêng của mình chứng nhận khoảng 80% sản phẩm hữu cơ trong nước. Các tiêu chuẩn KRAV được điều chỉnh cho phù hợp với tiêu chuẩn IFOAM, nhưng trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn này còn nghiêm ngặt hơn tiêu chuẩn của EU.

Nhãn hữu cơ của Thụy Điển

Đan Mạch có nhãn hữu cơ thuộc sở hữu nhà nước, nhãn Ø đỏ. Cà phê được chứng nhận theo luật hữu cơ của EU và được chế biến thêm, đóng gói hoặc dán nhãn tại một công ty Đan Mạch do cơ quan công quyền kiểm tra, có thể được dán nhãn Ø đỏ, ngoài nhãn hữu cơ của EU.

Nhãn hữu cơ của Đan Mạch

Biểu tượng hữu cơ quốc gia chính thức của Na Uy là nhãn Ø do Debio, hiệp hội nông nghiệp hữu cơ quốc gia của Na Uy cấp. Nhãn Ø của Debio có thể được áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu được chứng nhận bởi cơ quan được công nhận tại nước xuất xứ, phù hợp với các quy tắc và quy định của Na Uy.

Nhãn hữu cơ của Na Uy

Thương mại với việt nam

Tình hình xuất khẩu của Việt Nam khu vực Bắc Âu

Việt Nam xuất khẩu sang Bắc Âu chủ yếu là cà phê nhân, chưa rang và chưa khử caffein (HS 090111), các mặt hàng cà phê khác gần như không đáng kể.

Thụy Điển

Số liệu thống kê của EU về cà phê nhân Việt Nam xuất khẩu sang Thụy Điển giai đoạn 2016-2020 (HS 090111) được thể hiện dưới đây.

Thụy Điển nhập khẩu cà phê nhân từ Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Năm Giá trị (€) Số lượng (tấn)
2016 5.307.777 3.038
2017 4.889.086 2.226
2018 5.499.324 3.400
2019 4.669.097 3.166
2020 4.598.774 3.134

Nhìn vào biểu đồ giá trị và lượng dưới đây, có thể dễ dàng nhận thấy, lượng xuất khẩu (trừ năm 2017) không thay đổi nhiều, khoảng 3.000 tấn/năm, nhưng giá trị giảm mạnh trong năm 2019-2020, thậm chí lượng nhập khẩu năm 2017 sụt giảm mạnh nhưng giá trị vẫn cao hơn năm 2019-2020.

Thụy Điển nhập khẩu cà phê nhân từ Việt Nam giai đoạn 2016-2020,

tính theo giá trị (Euro)

Thụy Điển nhập khẩu cà phê nhân từ Việt Nam giai đoạn 2016-2020,

tính theo số lượng (tấn)

Nhìn vào biểu đồ giá có thể giải thích được việc sụt giảm về giá trị. Năm 2017, lượng cà phê nhập khẩu sụt giảm mạnh, kéo theo giá tăng đột biến. Sau đó, giá giảm dần trở lại từ năm 2018 đến nay, thậm chí giảm hơn mức giá tại thời điểm năm 2016.

Giá xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam vào Thụy Điển

giai đoạn 2016-2020 (Euro)

Quay trở lại tình hình cà phê thế giới năm 2017, do thời tiết hạn hán kéo dài từ 2016, nhiều nước sản xuất cà phê, trong đó có Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, đã hạn chế việc sử dụng nước. Dự trữ cà phê toàn cầu niên vụ 2016/2017 chạm mức thấp nhất trong 5 năm trước đó. Nguồn cung giảm là nguyên nhân dẫn đến mức tăng giá đột biến cà phê trên các sàn giao dịch toàn cầu, bắt đầu từ nửa cuối năm 2016 và tiếp sang năm 2017. Giá các phê Việt Nam những tháng cuối năm thậm chí tăng trên 30% kéo theo giá trung bình cả năm tăng 20,5% so với năm 2016. Từ năm 2018, giá cà phê bắt đầu ổn định và giảm trở lại.

Đan Mạch

Đan Mạch nhập khẩu cà phê nhân từ Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Năm Giá trị (€) Số lượng (tấn)
2016 2.853.694 1.784
2017 2.745.732 1.363
2018 4.235.271 2.720
2019 1.610.771 1.199
2020 2.187.227 1.578

Do xu hướng nhập khẩu cà phê chất lượng cao, cà phê robusta chủ yếu để pha trộn nên Đan Mạch không nhập khẩu nhiều cà phê từ Việt Nam. Biến động cà phê thế giới năm 2016-2017 cũng được phản ánh trong bảng số liệu nhập khẩu cà phê của Đan Mạch từ Việt Nam. Giá cà phê bắt đầu tăng từ năm 2016 và thiết lập đỉnh năm 2017 do hạn hán dẫn đến cung giảm, giá tăng. Do lo ngại khan hiếm nguồn cung, các doanh nghiệp Đan Mạch bắt đầu mua dự trữ vào năm 2018. Tuy nhiên, nguồn cung bắt đầu ổn định trở lại từ năm 2018, Đan Mạch đã giảm nhập khẩu năm 2019 và dần ổn định trở lại vào năm 2020.

Đan Mạch nhập khẩu cà phê nhân từ Việt Nam giai đoạn 2016-2020,

tính theo giá trị (Euro)

Đan Mạch nhập khẩu cà phê nhân từ Việt Nam giai đoạn 2016-2020,

tính theo số lượng (tấn)

Giá xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam vào Đan Mạch

giai đoạn 2016-2020 (Euro)

Na Uy

Hàng năm, Na Uy nhập khẩu khoảng 200 triệu USD cà phê nhưng nhập khẩu rất ít từ Việt Nam. Cà phê Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1% thị phần.

Từ năm 2016 trở về trước, Việt Nam xuất khẩu một lượng cà phê tương đối sang Na Uy. Tuy nhiên, từ sau cuộc khủng hoảng nguồn cung cà phê năm 2017, lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Na Uy sụt giảm gần 50% và tiếp tục giảm mạnh trong năm 2018-2019 mặc dù nguồn cung đã quay trở lại ổn định. Thậm chí, năm 2019, trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Na Uy chỉ bằng 20% năm 2016. Năm 2020, trị giá xuất khẩu đã bắt đầu tăng trở lại, đạt mức tăng khoảng 30% so với năm 2019, nhưng toàn giai đoạn 2016-2020, mức tăng trưởng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này vẫn sụt giảm trung bình 25%/năm.

Cũng giống như Thụy Điển và Đan Mạch, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân chưa rang, chưa khử caffein sang Na Uy. Cà phê đã rang chưa khử caffein có một chút nhưng không đáng kể. Các sản phẩm cà phê khác không xuất khẩu sang Na Uy.

Na Uy nhập khẩu cà phê từ thế giới và từ Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: nghìn USD
Nguồn: ITC
HS Mặt hàng Na Uy NK từ Việt Nam Na Uy NK từ thế giới
2016 2017 2018 2019 2020 2016 2017 2018 2019 2020
'090111 Cà phê chưa rang, chưa khử chất caffeine 2517 1319 1139 583 876 117911 131059 101124 100598 122404
'090121 Cà phê đã rang, chưa khử chất caffeine 28 34 16 16 35 68862 75214 67776 64444 67691
'090112 Cà phê chưa rang, đã khử chất caffeine 0 0 0 0 0 1126 1051 1089 1085 1326
'090122 Cà phê đã rang, đã khử chất caffeine 0 0 0 0 0 886 911 783 836 1057

Đối thủ cạnh tranh

Brazil là nhà cung cấp cà phê chính cho khu vực Bắc Âu. Ngoài ra, các nhà cung cấp cà phê Arabica tương đối lớn khác cho khu vực Bắc Âu là Colombia, Peru và Honduras.

Nhìn chung, cạnh tranh cao hơn đối với cà phê chính thống với giá trị gia tăng thấp. Phân khúc này chủ yếu bị chi phối bởi các nhà cung cấp lớn có khả năng cung cấp số lượng lớn để cạnh tranh về giá. Các công ty vừa và nhỏ khó có thể cạnh tranh trong phân khúc này. Mức độ cạnh tranh nhìn chung thấp hơn trong phân khúc thị trường cà phê đặc sản, nơi sản lượng nhỏ hơn và tập trung nhiều hơn vào chất lượng, nguồn gốc và tính bền vững. Tuy nhiên, điểm gia nhập phân khúc này cao hơn nhiều và có thể cần các khoản đầu tư lớn hơn.

Các doanh nghiệp mới tham gia thị trường có thể phải đối mặt với một số cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu cà phê đã thành công, đặc biệt là do họ đã có mối quan hệ lâu dài với người mua. Bước vào thị trường với tư cách là người mới bắt buộc cần phải có kiến ​​thức sâu rộng về chủng loại sản phẩm, chất lượng và khối lượng ổn định, giao tiếp cởi mở và trung thực để bắt đầu xây dựng mối quan hệ mới với người mua.

Các nhà cung cấp cà phê chính cho khu vực Bắc Âu

Các nước Bắc Âu nhập khẩu cà phê nhiều từ các nước châu Âu (trung gian). Đối thủ cạnh tranh phần này đề cập đến các nước sản xuất, xuất khẩu trực tiếp vào khu vực Bắc Âu.

Brazil là nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp chính cho khu vực Bắc Âu. Brazil sản xuất cả Arabica (75%) và Robusta (25%), nhưng xuất khẩu tới 95% Arabica. Nguồn cung cấp của Brazil cho khu vực Bắc Âu đạt hơn 86 nghìn tấn vào năm 2020 (tính cả Phần Lan), trong đó hơn 42 nghìn tấn sang Thụy Điển, gần 17 nghìn tấn sang Na Uy và hơn 4 nghìn tấn sang Đan Mạch. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê của Brazil vào khu vực này giảm dần trong giai đoạn 2016-2020, trong đó Thụy Điển giảm 2%, Na Uy giảm 4%, và Đan Mạch giảm mạnh nhất là 12%.

Các khu vực sản xuất cà phê của Brazil tương đối bằng phẳng, làm tăng cơ hội sử dụng máy móc thay cho người. Điều này đã làm giảm đáng kể chi phí lao động trong sản xuất cà phê của Brazil, nhưng cũng dẫn đến chất lượng thấp hơn, do máy móc không phân biệt được quả chín và chưa chín. Giá cà phê tại Brazil đi xuống, đặc biệt so với các nước sản xuất cà phê khác. Arabica chất lượng thấp của Brazil chủ yếu được sử dụng để pha trộn.

Các nước Mỹ Latinh khác cũng là những nhà cung cấp Arabica quan trọng cho khu vực Bắc Âu như Colombia, Peru và Honduras.

Colombia là nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai của khu vực này với gần 36 nghìn tấn năm 2020. Trong đó, 12 nghìn tấn đến Na Uy, 5,3 nghìn tấn đến Thụy Điển và 957 tấn sang Đan Mạch. Nguồn cung cấp của Colombia cho Na Uy tương đối ổn định, tăng nhẹ 2%, trong khi nguồn cung sang Thụy Điển và Đan Mạch giảm 18% và 17% tương ứng trong giai đoạn 2016-2020.

Colombia là nhà sản xuất cà phê Arabica đã rửa sạch lớn nhất thế giới. Nước này chú trọng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển chất lượng cà phê. Liên đoàn những người trồng cà phê có chiến lược quảng bá và tiếp thị cà phê Colombia, cũng như xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho các loại cà phê chất lượng cao. Nhãn hiệu Café de Colombia là một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ (PGI) ở Châu Âu.

Peru theo sau Colombia với khối lượng xuất khẩu gần 13 nghìn tấn trong năm 2020, trong đó 11 nghìn tấn đến Thụy Điển, 887 tấn đến Đan Mạch và chỉ 408 tấn đến Na Uy. Trong giai đoạn 2016-2020, lượng xuất khẩu cà phê của Peru sang Na Uy tăng trưởng khá tốt, đạt mức 14%, trong khi lượng xuất khẩu sang Thụy Điển và Đan Mạch giảm tương ứng 5% và 8%.

Một phần lớn cà phê Peru được sản xuất hữu cơ. Peru là nhà sản xuất cà phê hữu cơ lớn thứ ba thế giới và đứng thứ tư về sản xuất cà phê với các chứng chỉ, chẳng hạn như Fairtrade và Rainforest Alliance-UTZ, mang lại cho Peru sự cạnh tranh lợi thế tại khu vực rất yêu thích các sản phẩm hữu cơ và có chứng nhận. Peru tích cực quảng bá nguồn gốc độc đáo và chất lượng cao cà phê của mình, gần đây đã giới thiệu một thương hiệu cà phê quốc gia, Cafés del Peru.

Xuất khẩu cà phê của Honduras sang khu vực Bắc Âu đã tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2016-2020. Thụy Điển là nhà nhập khẩu cà phê lớn nhất từ ​​Honduras ở khu vực này, với gần 11 nghìn tấn vào năm 2020. Honduras là nhà sản xuất cà phê lớn nhất Trung Mỹ, trong đó một phần lớn là hữu cơ. Khoảng 28% tổng số cà phê xuất khẩu của Honduras là cà phê được sản xuất bền vững.

Cơ hội và thách thức

Cơ hội

Như đã phân tích ở phần trên, các nước Bắc Âu là các nước có văn hóa cà phê và tiêu thụ cà phê tính trên đầu người cao nhất thế giới. Người tiêu dùng Bắc Âu có xu hướng khám phá các loại cà phê mới có chất lượng cao nên đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Trong khi thị trường cà phê truyền thống đã tương đối bão hòa thì thị trường cà phê đặc sản, và cà phê hữu cơ vẫn đang tiếp tục tăng trưởng và còn nhiều cơ hội.

Một cơ hội nữa cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam là Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trong đó thuế đối với cà phê nhân, mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này, bằng 0%, giúp cho cà phê Việt Nam có giá cạnh tranh hơn trước đây.

Ngoài ra, theo EVFTA, 39 sản phẩm của Việt Nam được EU công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó có cà phê Buôn Mê Thuột. Ngoài việc phát triển thị trường cà phê truyền thống, doanh nghiệp có thể cân nhắc phát triển thương hiệu cà phê đặc sản tại khu vực này.

Mặc dù, các nước Bắc Âu nhập khẩu chủ yếu cà phê Arabica, nhưng theo phân tích của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), mặt hàng cà phê nhân chưa rang, chưa khử caffein của Việt Nam vẫn còn dư địa để khai thác tại thị trường này, như trong hình dưới đây.

Tiềm năng cà phê Việt Nam tại thị trường Thụy Điển

Tiềm năng cà phê Việt Nam tại thị trường Đan Mạch

Tiềm năng cà phê Việt Nam tại thị trường Na Uy

Thách thức

Châu Á chủ yếu được biết đến với sản lượng Robusta, đặc biệt là Việt Nam, nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới. Cà phê Robusta chiếm khoảng 95% cà phê xuất khẩu từ Việt Nam, sản xuất tập trung mạnh vào việc tạo ra khối lượng lớn cà phê chất lượng tiêu chuẩn, hầu hết hướng đến thị trường cà phê hòa tan. Các công ty lớn về cà phê, chẳng hạn như Nestlé, sở hữu nhiều nhà máy tại Việt Nam, nơi sản xuất thương hiệu cà phê hòa tan Nescafé. Vì các thị trường Bắc Âu đều hướng tới cà phê chất lượng cao, nên nhập khẩu chủ yếu cà phê Arabica và nhập khẩu cà phê Robusta với số lượng thấp. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất cho cà phê Việt Nam chưa hiện diện nhiều tại thị trường khu vực này.

Các vấn đề bền vững đang là mối quan tâm lớn ở Việt Nam. Biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành cà phê, trong khi các phương thức canh tác gây suy thoái môi trường cũng là vấn đề được quan tâm. Cà phê bền vững chỉ chiếm khoảng 9% xuất khẩu cà phê của Việt Nam, trong khi thị trường Bắc Âu rất quan tâm đến vấn đề sản xuất bền vững.

Do thị trường nhỏ, việc nhập khẩu cà phê tập trung chủ yếu vào một số doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp Bắc Âu khi đã nhập khẩu quen và tin tưởng bạn hàng sẽ rất khó thay đổi. Đây chính là một trong những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam.

Một thách thức nữa là thị trường Bắc Âu có đặc điểm là địa lý xa xôi, dân số ít, đơn hàng nhỏ, nhưng đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe nhất trong các nước châu Âu khác cũng làm cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không mặn mà.

Giải pháp và kiến nghị

Tuân thủ các qui định bắt buộc của thị trường

Các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý muốn vào thị trường Bắc Âu, ngoài việc cung cấp đúng sản phẩm còn phải tuân thủ rất nhiều các qui định của thị trường.

Nghiên cứu các yêu cầu bắt buộc của thị trường trên các cổng thông tin chính thức của EU như Trade Help Desk , CBI để hiểu các thủ tục liên quan đến xuất khẩu cà phê.

Để tránh nguy cơ bị trả lại hoặc bị từ chối tiếp cận thị trường châu Âu, các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam nên gửi các sản phẩm xuất khẩu để phân tích các chất cấm tại các cơ quan có thẩm quyền (ví dụ như Vinacontrol và Cafecontrol).

Các nguy cơ vượt ngưỡng các chất cấm có thể được ngăn ngừa bằng cách thực hành tốt hơn việc trồng, sấy, chế biến và bảo quản và áp dụng có hiệu quả các hành động được đề cập với các đối tác chuỗi cung ứng. Cần đảm bảo sản phẩm được kiểm soát nhất quán trong tất cả các công đoạn của chuỗi cung ứng.

Đáp ứng các yêu cầu bổ sung

Ngoài các yêu cầu bắt buộc của thị trường có thể được hiểu là yêu cầu tối thiểu, các yêu cầu của người mua cũng cần phải được thảo luận và tuân thủ.

Xu hướng sản xuất và kinh doanh bền vững và có trách nhiệm hơn ngày càng được quan tâm. Xu hướng này liên quan đến nhiều khía cạnh trong chuỗi cung ứng, bao gồm điều kiện làm việc, sử dụng nước, quản lý chất thải... Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được người mua Bắc Âu chấp nhận nếu tuân thủ các sáng kiến ​​bền vững.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nên tham khảo thêm Hướng dẫn cà phê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC).

Xác định đối thủ cạnh tranh

Để gia nhập thị trường thành công, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là hết sức cần thiết. Xem xét các chiến lược tiếp thị, các đặc điểm sản phẩm đã thành công trên thị trường để rút kinh nghiệm và xây dựng chiến lược tiếp thị sản phẩm phù hợp. Các công ty thành công đã xuất khẩu sang thị trường khu vực này có thể kể đến Aicasa (Peru), cà phê đặc sản Bourbon (Brazil), La Meseta (Colombia), và Caravela Coffee.

Phát triển thị trường ngách – cà phê đặc sản

Phân khúc cà phê cao cấp phát triển mạnh tại Bắc Âu do mức thu nhập cao cũng như văn hóa cà phê phát triển mạnh hơn các nước khác. Nhu cầu ngày càng tăng đối với các loại cà phê đặc sản ở Bắc Âu đã mở ra cơ hội cho các loại cà phê chất lượng cao và các nhà cung cấp có nguồn gốc mới nổi cung cấp các sản phẩm độc đáo. Trong thị trường đặc sản, cạnh tranh về chất lượng và mối quan hệ lâu dài, chứ không phải về giá cả. Quan hệ thương mại trực tiếp mở ra cơ hội thú vị cho đạt chất lượng hàng đầu và cà phê giá trị gia tăng.

Theo EVFTA, 39 sản phẩm của Việt Nam được EU công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó có cà phê Buôn Mê Thuột. Ngoài việc phát triển thị trường cà phê truyền thống, doanh nghiệp có thể cân nhắc phát triển thương hiệu cà phê đặc sản, cà phê có thương hiệu được bảo hộ.

Xây dựng thương hiệu nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng

Xây dựng thương hiệu và kể chuyện về sản phẩm là những công cụ cần thiết để hỗ trợ tiếp thị các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm cho thị trường ngách.

Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chi tiết về vùng hoặc xuất xứ trồng cà phê, giống, phẩm chất, kỹ thuật sau thu hoạch và chứng nhận cà phê. Nếu cho biết lịch sử của doanh nghiệp, trang trại trồng cà phê và niềm đam mê, tâm huyết của những người làm việc tại đó... có thể là các yếu tố làm cho công ty và sản phẩm cà phê trở nên độc đáo.

Thích ứng với văn hóa kinh doanh của người Bắc Âu

Người Bắc Âu coi đúng giờ là điều hoàn toàn cần thiết. Do đó, hãy nhất quán, đúng giờ, đáng tin cậy và trung thực. Điều đó có nghĩa là trả lời kịp thời các câu hỏi (trong vòng 48 giờ), cởi mở và thực tế, cũng như không đưa ra những lời hứa có thể không được thực hiện.

Người mua Bắc Âu sẽ đánh giá rất cao nếu các doanh nghiệp xuất khẩu đầu tư vào truyền thông chuyên nghiệp, chẳng hạn như một trang web tốt, tài liệu quảng cáo của công ty, thông số sản phẩm và danh thiếp. Các phương pháp giao tiếp hiện đại (miễn phí) để giữ liên lạc với người mua của họ, ví dụ như.LinkedIn, Skype và Facebook, được biết đến rộng rãi và ngày càng được chấp nhận như các công cụ quảng cáo (bổ sung)...

Tham gia các hội chợ chuyên ngành

Tham dự các hội chợ thương mại về cà phê để tìm người mua phù hợp với triết lý kinh doanh và năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp về chất lượng, khối lượng và các chứng chỉ.

Không có nhiều hội chợ cà phê lớn được tổ chức tại khu vực Bắc Âu. Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê Bắc Âu thường tham dự các hội chợ chuyên ngành ở khu vực châu Âu để tìm kiếm nhà cung cấp.

Một số hội chợ như Tea & Coffee World Cup (Anh), SCA’s World of Coffee (mỗi năm ở một thành phố khác nhau ở châu Âu),Biofach (hữu cơ),Anuga (cả hai đều ở Đức), Sial (Pháp). Diễn đàn nhà sản xuất và rang xay là một hội chợ thú vị khác để tham dự, nhằm kết nối nhà sản xuất và nhà rang xay. Có cả lễ hội cà phê dành cho người tiêu dùng ở hầu hết các thành phố lớn của châu Âu. Tham dự các sự kiện này có thể nắm bắt sở thích của người mua và người tiêu dùng châu Âu nói chung và của Bắc Âu nói riêng liên quan đến nguồn gốc, hương vị.

Một số hội chợ cà phê lớn ở khu vực Bắc Âu:

Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang châu Âu nói chung và Bắc Âu nói riêng có thể tham khảo 9 lời khuyên khi kinh doanh với người mua cà phê châu Âu tại đây .

Tài liệu tham khảo

Số liệu Hải quan Việt Nam

Số liệu Hải quan các nước Bắc Âu và Latvia

Số liệu của ITC Trademap

The Scandinavian market potential for coffee

Entering the Scandinavian market for coffee

Coffee market in Sweden

Which requires should coffee comply with to be allowed on the European market

9 tips for doing business with European coffee buyers

Coffe guide của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC)

Một số nguồn tham khảo khác trên internet

Trang web của Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Na Uy, Đan Mạch, Iceland, và Latvia

  1. Website tiếng Việt
  2. Website tiếng Anh

Các ấn phẩm của Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Na Uy, Đan Mạch, Iceland, và Latvia

  1. Những điều cần biết về thị trường Thụy Điển
  2. Những điều cần biết về thị trường Phần Lan
  3. Những điều cần biết về thị trường Đan Mạch
  4. Những điều cần biết về thị trường Iceland
  5. Những điều cần biết về thị trường Na Uy
  6. Những điều cần biết về thị trường Latvia
  7. Quy định về thị trường cơ bản của các nước Bắc Âu
  8. Một số quy định nhập khẩu hàng nông sản và thực phẩm vào khu vực Bắc Âu
  9. Cơ sở dữ liệu doanh nghiệp Bắc Âu
  10. Thị trường rau quả tươi Bắc Âu
  11. Thị trường cà phê Bắc Âu
  12. Thị trường thực phẩm hữu cơ Bắc Âu
  13. Thị trường giày dép Bắc Âu
  14. Thị trường nhựa và sản phẩm từ nhựa Bắc Âu