Theo qui định của Iceland, Cục Thú y và An toàn Thực phẩm Iceland (MAST), thuộc Bộ Công nghiệp và Đổi mới là cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm giám sát việc thực hiện các qui định liên quan đến an toàn thực phẩm, sức khỏe động thực vật, kiểm soát giống cây trồng, phân bón, và nguồn nước dành cho tiêu dùng.

Là thành viên của EEA, Iceland tuân thủ các qui định của EU về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật nhưng Iceland vẫn có những qui định riêng của mình.

Qui định về kiểm dịch động thực vật của EU

Kiểm dịch động vật

Mục tiêu của Cơ quan Thú y và Thực phẩm Iceland là chống lại các bệnh truyền nhiễm ở động vật, ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân truyền nhiễm từ bên ngoài, diệt trừ các bệnh lưu hành, kiểm soát việc truyền các tác nhân truyền nhiễm giữa động vật và con người, và cải thiện sức khỏe và phúc lợi chung của động vật.

Việc nhập vật nuôi vào Iceland phải tuân theo điều kiện nghiêm ngặt. Các nhà nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu tại MAST và vật nuôi phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe (tiêm phòng và kiểm dịch) và phải cách ly trong 2 tuần đầu khi đến Iceland.

Việc nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật từ các nước ngoài EEA vào Iceland phải tuân thủ các qui định sau:

  • Sản phẩm có nguồn gốc động vật chỉ được nhập khẩu nếu được sản xuất từ các cơ sở chế biến được EU phê duyệt và được dán nhãn số phê duyệt của EU;
  • Sản phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận sức khỏe dành cho thị trường EU do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;
  • Việc nhập khẩu sẽ phải thông báo qua Hệ thống Truy xuất TRACES ít nhất 24 giờ trước khi lô hàng đến của khẩu của một trong các nước thành viên EEA;
  • Mọi lô hàng đều phải được kiểm tra tại điểm kiểm tra biên giới của nước thành viên EEA;
  • Chú ý các điều kiện đặc biệt khi nhập khẩu thịt sống/các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.

Giấy phép nhập khẩu là bắt buộc đối với lô hàng động vật sống đầu tiên (chủng loại mới) và sản phẩm từ động vật, do phải trải qua giai đoạn đánh giá rủi ro bởi MAST. Việc đánh giá rủi ro này đều thực hiện theo các qui định của quốc tế, thông thường được đưa ra bởi OIE (Tổ chức sức khỏe động vật thế giới) và dựa trên các thông tin từ nước xuất khẩu.

MAST có thể cấp giấy phép cho việc nhập khẩu thức ăn biến đổi gen trong chăn nuôi bò nếu một số các yêu cầu được đáp ứng. MAST cũng có quyền đặt ra các tiêu chuẩn cho các nông trại trong việc nhập khẩu các loại động vật chăn nuôi.

Việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chỉ có thể được tiến hành bởi các nhà nhập khẩu đã đăng ký. Chứng từ cho lô hàng thức ăn chăn nuôi phải thể hiện được thành phần, phụ gia, nếu thành phần đó có nguồn gốc động vật thì phải có giấy chứng nhận an toàn nêu rõ qui trình vệ sinh được sử dụng trong sản xuất, đóng gói và vận chuyển.

Danh sách động vật và các sản phẩm có nguồn gốc động vật bị kiểm soát tại biên giới

Qui định của Iceland về nhập khẩu động vật sống

Qui định của Iceland về nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật

Danh sách các điểm kiểm tra biên giới của Iceland

Hệ thống Kiểm soát Thương mại và Chuyên gia EU (TRACES)

Kiểm dịch thực vật

Một số sản phẩm có nguồn gốc phi động vật có nguồn gốc từ các nước không phải thành viên EEA chịu sự kiểm soát tại các điểm kiểm tra biên giới. Những sản phẩm này được liệt kê trong qui định 2019/1793 của EU. Nhập khẩu các sản phẩm này phải được thông báo ít nhất 24 giờ trong hệ thống TRACES.

Iceland áp dụng các qui định của EU đối với giống cây trồng nhưng có qui định riêng về sức khoẻ thực vật.

Theo qui định này, việc nhập khẩu thực vật và sản phẩm thực vật chỉ được phép nếu lô hàng được kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật từ nước xuất khẩu và đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch thực vật trong qui định, ví dụ: kiểm dịch không có côn trùng gây hại.

Khi thực vật được trồng ở một quốc gia không phải là nước xuất khẩu, lô hàng sẽ phải kèm theo một bản sao giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đi cùng với thực vật khi đến nước xuất khẩu, cùng với giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đặc biệt để tái xuất từ nước xuất khẩu.

Một số loài thực vật bị cấm nhập khẩu vào Iceland được qui định trong Phụ lục III của qui định số 189/1990.

Qui định 2019/1793 của EU
Qui định số 189/1990 của EU

An toàn thực phẩm

Phần lớn các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU đều được áp dụng tại Iceland. Tất cả các cơ sở kinh doanh hàng thực phẩm từ công đoạn sơ chế đến thực phẩm, bất kể có nguồn gốc động vật hay không đều phải đăng ký và được chứng nhận bởi MAST. Thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các yêu cầu liên quan, ít nhất phải đáp ứng các yêu cầu của EU. Việc nhập khẩu động vật sống và các sản phẩm có nguồn gốc động vật phải qua hệ thống giám sát nhập khẩu.

Việc nhập khẩu máy móc thiết bị nông nghiệp, dụng cụ ngư nghiệp đã qua sử dụng cũng cần giấy phép nhập khẩu nếu hàng hóa đó đạt được điều kiện về vệ sinh và khử trùng do MAST đề ra.

Mục tiêu của các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm thúc đẩy sự an toàn và chất lượng thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn và để các nhà sản xuất thực phẩm có trách nhiệm đối với các sản phẩm của họ, luôn chú ý bảo vệ người tiêu dùng.

MAST phối hợp với Bộ Công nghiệp và Đổi mới xây dựng các luật mới để quản lý toàn bộ chuỗi thực phẩm. MAST chịu trách nhiệm kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất từ lò mổ và nhà máy chế biến thịt trong các lò mổ, kiểm soát các sản phẩm thủy sản và kiểm soát xuất nhập khẩu thực phẩm. Cơ quan giám sát kiểm soát thực phẩm của Ủy ban Y tế địa phương chịu trách nhiệm giám sát sản xuất và phân phối thực phẩm trong địa bàn phụ trách.

Qui định về an toàn thực phẩm của EU
Qui định về an toàn thực phẩm của Iceland