Page 13 - Thị trường rau quả tươi Bắc Âu
P. 13
Các sản phẩm tiện lợi
Cuộc sống hiện đại làm tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm tiện lợi.
Phụ nữ Bắc Âu ngày càng có học vấn cao, làm việc ngoài xã hội, tỷ lệ hộ độc thân cao, ít thời gian
dành cho nấu nướng các món cầu kỳ, phức tạp. Do vậy, các sản phẩm đóng gói sẵn ngày càng trở lên
thông dụng ví dụ, rau sống được rửa và thái sẵn đóng gói, cà rốt rửa và cắt sẵn, rau tổng hợp cho các
món xào, nấu...
Đối với phân khúc hoa quả, nho không hạt, quýt được đóng vào hộp trang trí, các loại quả có thể ăn
trực tiếp, hoặc dễ bóc cũng trở lên thông dụng.
Khuyến cáo của Tổ chức Y tế
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo một người ăn ít nhất 400g rau quả/ngày (trừ khoai tây). Trong khi
một số nước châu Âu đã đạt được mức này thì chưa một nước Bắc Âu nào đạt được.
Các Cơ quan Y tế của các nước Bắc Âu luôn thúc đẩy việc tăng cường tiêu dùng hàng rau quả tươi với
nhiều chương trình quốc gia. Na Uy muốn đạt mức 750g/người/ngày, trong khi Đan Mạch 600g, Thụy
Điển là 500g, Phần Lan 400g.
Nếu các mục tiêu này đạt được, lượng rau quả tươi tiêu thụ tại Bắc Âu sẽ tăng trưởng đáng kể.
Phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường rau quả của Bắc Âu chia ra làm 3 phân khúc chính: bán lẻ thực phẩm, dịch vụ ăn
uống, công nghiệp sản xuất thực phẩm.
Bán lẻ thực phẩm
Phân khúc bán lẻ lại chia ra làm 3 loại cửa hàng khác nhau: cửa hàng tạp hóa chung, cửa hàng tiện lợi,
và cửa hàng bán một loại sản phẩm và chợ.
Cửa hàng tạp hóa chung:
Các cửa hàng này bao gồm các cửa hàng ở khu dân cư, siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng giảm giá, đóng
góp khoảng hơn ½ tổng tiêu thụ sản phẩm.
Phân khúc này có độ tập trung cao kể cả về số lượng cửa hàng và số lượng doanh nghiệp. Ví dụ, chỉ
hai tập đoàn bán lẻ đã chiếm đến hơn ½ thị trường bán lẻ hàng tạp hóa, hay 5 doanh nghiệp lớn nhất
chiếm trên 80% thị phần.
13