Page 11 - Thị trường rau quả tươi Bắc Âu
P. 11

•  Theo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.
        Các sản phẩm tươi, có lợi cho sức khỏe và các sản phẩm được trồng trong nước

        Người dân Bắc Âu luôn coi trọng cuộc sống lành mạnh. Họ luôn ăn uống các thực phẩm có giá trị
        dinh dưỡng cao. Rau quả tươi luôn nằm trong nhóm thực phẩm này. Sự quan tâm cũng ngày càng tăng
        từ những người tiêu dùng có nhận thức bền vững đối với các sản phẩm được sản xuất trong nước, đặc
        biệt đối với rau quả tươi. Theo một cuộc khảo sát từ tháng 5 năm 2020 tại Phần Lan, 40% số người
        được hỏi nói rằng họ thích các sản phẩm thực phẩm sản xuất tại Phần Lan.

        Các sản phẩm có lợi cho sức khỏe thường là những sản phẩm ít béo, ít đường, chứa nhiều vitamin và
        các chất chống ô xi hóa tự nhiên.
        Một ví dụ điển hình là quả lựu, trước đây được nhập khẩu rất ít, nhưng sau khi được quảng cáo là loại
        quả có chứa nhiều vitamin C và chất chống ô xi hóa, quả lựu trở thành quả phổ biến trong tất cả các
        siêu thị và được tiêu thụ ngày càng nhiều tại thị trường Bắc Âu.
        Các sản phẩm an toàn

        An toàn thực phẩm và chứng nhận đã trở thành khía cạnh hàng đầu trong thương mại sản phẩm tươi.
        GLOBALG.A.P. đã trở thành tiêu chuẩn chứng nhận trong khi mức dư lượng tối đa bắt buộc (MRL)
        thường khắt khe hơn giới hạn pháp lý. Dường như người mua ngày nay quan tâm đến vấn đề chứng
        nhận như với chính sản phẩm. Các yêu cầu nghiêm ngặt là một thách thức với các nhà sản xuất nhưng
        nếu áp dụng tốt có thể cải thiện đáng kể vị trí cạnh tranh.

        Các sản phẩm hữu cơ, bảo vệ môi trường, và thương mại công bằng

        Người tiêu dùng Bắc Âu ngày càng quan tâm đến điều kiện sản xuất và nông trại, cả vấn đề môi
        trường và xã hội. Họ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề hủy hoại môi trường do phương pháp thâm canh
        sử dụng nhiều hóa chất nông nghiệp và thuốc trừ sâu.
        Các nước Bắc Âu cũng có xu hướng giảm các sản phẩm sử dụng bao bì nhựa, thay thế bằng bao bì
        thân thiện với môi trường như nanopack. EU tài trợ một dự án về vấn đề này để phát triển các giải
        pháp đóng gói kháng khuẩn cho thực phẩm dễ hỏng dựa trên vật liệu nano tự nhiên. Dự án này kết hợp
        việc sử dụng bao bì bền vững với việc ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm và giảm chất thải thực phẩm.
        Các nước này đồng thời quan tâm đến điều kiện lao động và vấn đề cạnh tranh của các nhà sản xuất
        nhỏ. Vì những lý do này, nhu cầu về sản phẩm hữu cơ và thương mại công bằng ngày càng tăng.
        Ngoài ra, các nhà nhập khẩu thích nhập khẩu hàng hóa từ các công ty có chứng chỉ CRS (Corporate

                                                        11
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16