Page 17 - Thị trường rau quả tươi Bắc Âu
P. 17
Điều này có nghĩa là số lượng và kim ngạch nhập khẩu thực tế rau quả từ các nước ngoài châu Âu cao
hơn rất nhiều so với số thống kê.
Trái cây và rau quả chiếm khoảng 14% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của châu Âu năm 2018. Tây
Ban Nha và Ý là những nhà sản xuất rau quả hàng đầu ở châu Âu. Nhờ khí hậu thuận lợi, tỷ lệ sản
xuất của hai quốc gia này cao hơn các quốc gia khác, đặc biệt là trái cây họ cam quýt, dưa hấu, đào, ớt
và cà chua, nho và lê. Tây Ban Nha tập trung nhiều hơn vào xuất khẩu. Ý sản xuất nhiều hơn cho thị
trường nội địa hoặc chế biến.
Mặc dù là một ngành cơ bản, số lượng trang trại rau quả ở châu Âu đang giảm. Nông dân châu Âu lựa
chọn sử dụng công nghệ và phát triển giống để tăng năng suất, kéo dài mùa sản xuất và cải thiện chất
lượng và đặc tính sản phẩm. Những nỗ lực này dẫn đến chất lượng sản phẩm cao hơn, nhưng tổng
khối lượng sản xuất hầu như không tăng.
Sản xuất rau ở châu Âu ít nhiều ổn định. Sản xuất cũng gần như quanh năm nhờ khí hậu khác nhau ở
châu Âu và sản xuất nhà kính phát triển tốt. Xu hướng sản xuất dài hạn cho trái cây đang giảm nhẹ.
Thị trường nhập khẩu theo nước
Trong 4 nước, Thụy Điển là thị trường nhập khẩu rau quả tươi lớn nhất và Phần Lan là thị trường nhỏ
nhất. Tính theo kim ngạch, Thụy Điển chiếm 34%, Đan Mạch 26%, Na Uy 23%, và Phần Lan 17%.
Thị trường nhập khẩu Thụy Điển
Thụy Điển phải nhập khẩu đến 75% nhu cầu tiêu dùng rau quả tươi trong nước. Trong đó, nhập khẩu
94% hoa quả và 50% rau.
Trong các nước Bắc Âu, Thụy Điển nhập khẩu rau quả nhiều nhất, chiếm khoảng 40% về lượng và
34% về giá trị. Tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả tươi năm 2019 đạt khoảng 1,4 tỷ USD.
Đối với một số loại rau quả, nhập khẩu chiếm 100%. Đây là những loại không thể sản xuất trong khí
hậu Thụy Điển, chẳng hạn như chuối, cam quýt và ớt. Đối với các loại rau quả có thể sản xuất trong
nước, mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu rất khác nhau. Ví dụ, cà chua và táo được sản xuất ở Thụy
Điển nhưng cũng vẫn được nhập khẩu, chủ yếu từ các nước châu Âu khác. Đối với một số loại rau quả
khác, Thụy Điển gần như tự cung tự cấp, ví dụ như cà rốt đáp ứng được 90% nhu cầu tiêu dùng trong
nước và được trồng quanh năm. Tuy nhiên, đối với lê, sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 4% nhu cầu
còn lại phải nhập khẩu.
17