EVFTA và thị trường Bắc Âu2020-08-05T09:21:43+00:00
  • Xóa bỏ ngay khoảng 50% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, trong đó phần lớn các sản phẩm thuế cao từ 6-22% được xóa bỏ về 0% như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến, tôm sú đông lạnh,…
  • 50% số dòng thuế còn lại, thuế suất cơ sở từ 5,5-26%, sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3-7 năm, như sản phẩm tôm, cá tra, cá ngừ,…
  • Riêng mặt hàng cá ngừ đóng hộp và Surimi (cá viên) áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn/năm và 500 tấn/năm.
Chi tiết
  • Loại bỏ ngay 42,5% số dòng thuế nhập khẩu, có thuế suất cơ sở từ 8-12%, ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng này chủ yếu là nguyên phụ liệu dệt may (thuộc các Chương 50-59), các loại hàng dệt kim và móc Chương 60), và một số ít loại trong các nhóm sản phẩm may mặc thuộc Chương 61-63 (như bộ đồ vest hoàn chỉnh, đồ ngủ nữ, áo len trẻ em, đồ bơi, chăn, rèm cửa, túi xách hoặc túi đựng bằng vải…);
  • Các sản phẩm còn lại loại bỏ thuế nhập khẩu dần từ mức thuế MFN trung bình là 12% hiện nay xuống 0% trong thời hạn từ 3 đến 7 năm kể từ ngày EVFTA có hiệu lực. Phần lớn là các sản phẩm may mặc và sản phẩm tương tự thuộc các Chương 61, 62, 63.
Chi tiết
  • Loại bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực cho 37% số dòng thuế ngành giày dép (các loại giày chống thấm cao su/nhựa, dép lê và dép đi trong nhà, nguyên phụ liệu ngành giày dép…). Các dòng thuế này đang có mức thuế suất cơ sở từ 3,5-17%;
  • Số còn lại, thuế suất cơ sở từ 5-17%, sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 đến 7 năm (phần lớn các loại giày dép mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu thuộc nhóm này).

Liên quan tới thuế xuất khẩu, Việt Nam có cam kết trong EVFTA loại bỏ thuế xuất khẩu đối với nguyên liệu da (bao gồm cả da sống và da thuộc) trong vòng 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, thuế xuất khẩu đối với nhóm hàng này sẽ được cắt giảm dần về 0% từ mức thuế cơ sở hiện nay (1-10% tùy từng mã hàng).

Chi tiết
  • Đối với các mặt hàng thuộc Chương 44: gỗ và các mặt hàng bằng gỗ, than từ gỗ: (1) khoảng 83% số dòng thuế, hiện EU đang áp dụng mức thuế suất cơ sở từ 0-6%, sẽ được EU xóa bỏ về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, (ii) 17% số dòng thuế còn lại, nhóm có thuế suất cơ sở từ 7-10% mà EU đang áp dụng, sẽ được xóa bỏ dần đều về 0% trong vòng 6 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực;
  • Đối với các mặt hàng thuộc Chương 94: đồ nội thất, bộ đồ giường, đệm, nệm và các đồ dung nhồi tương tự, đèn và bộ đèn, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, biển hiệu được chiếu sáng và các loại tương tự, nhà lắp ghép: tất cả các mặt hàng sẽ được EU xóa bỏ về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Chi tiết
  • EU dành riêng cho Việt Nam tổng hạn ngạch 80.000 tấn, với thuế trong hạn ngạch là 0%;
  • Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với gạo tấm sau 5 năm;
  • Sản phẩm từ gạo: xóa bỏ thuế trong 3-5 năm.
Chi tiết
  • Thuế suất cơ bản EU hiện áp cho cà phê Việt Nam: 7,5-11,5%
  • Xóa bỏ ngay 100% số dòng thuế mặt hàng này khi Hiệp định có hiệu lực.
Chi tiết

Các nghĩa vụ liên quan đến thuế quan

Tiếp cận thị trường EU một cách hiệu quả

Các văn kiện hiệp định EVFTA

Phụ lục 2A (Tiếng Việt) (Tiếng Anh)

Tiểu Phụ lục 2A1 (Tiếng Việt) (Tiếng Anh)

Tiểu Phụ lục 2A2 (Tiếng Việt) (Tiếng Anh)

Tiểu Phụ lục 2A3 (Tiếng Việt) (Tiếng Anh)

Tiểu Phụ lục 2A4 (Tiếng Việt) (Tiếng Anh)

Tiểu Phụ lục 2A5 (Tiếng Việt) (Tiếng Anh)

Biên bản ghi nhớ về vốn góp ngân hàng (Tiếng Việt) (Tiếng Anh)

Biên bản ghi nhớ liên quan đến cam kết cụ thể về dịch vụ phân phối rượu vang và rượu mạnh (Tiếng Việt) (Tiếng Anh)

Chuyển đổi cơ chế GSP sau khi EVFTA có hiệu lực

Theo quy định của EU, khi một nước đang được EU cho hưởng cơ chế GSP mà ký kết FTA với EU thì cơ chế GSP sẽ tự động kết thúc. Tuy nhiên, trong thời gian đầu EVFTA có hiệu lực, thuế quan ưu đãi của EU có thể cao hơn so với mức thuế mà Việt Nam đang được hưởng trong GSP. Chính vì vậy, EU cho phép Việt Nam chuyển đổi từ GSP sang EVFTA với lộ trình [...]

Áp dụng hai cơ chế chứng nhận xuất xứ trong EVFTA

Về cơ chế chứng nhận xuất xứ, theo cam kết, Hiệp định EVFTA cho phép áp dụng cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (C/O mẫu EUR.1) và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tại Việt Nam, thời điểm áp dụng tự chứng nhận xuất xứ do nội luật quy định. Trước khi áp dụng cơ chế này, Việt Nam sẽ thông báo tới EU và ban hành hướng dẫn trong nước. Cụ thể, đối [...]

Tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) đến hoạt động xuất nhập khẩu, định hướng cho doanh nghiệp Việt Nam

Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 5-11-2016, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Về “thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” xác định kim chỉ nam cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là “bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân [...]

Go to Top